Luận văn: Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa ở xã Phong Chương, huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Luận văn Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa ở xã Phong Chương, huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất lúa trên địa bàn xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu của Xã để từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trong thời gian tới.

Luận văn: Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa ở xã Phong Chương, huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã có mang lại hiệu quả cho người nông dân trên địa bàn hay không? Do đó tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa ở xã Phong Chương, huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài này được thực hiện nhằm các mục tiêu sau đây:

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
  • Đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất lúa trên địa bàn xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu của Xã để từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trong thời gian tới.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Phạm vi nội dung: “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa trên địa bàn xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Phạm vi không gian: Xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đối tượng nghiên cứu: các hộ nông dân sản xuất lúa tại xã Phong Chương, huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp duy vật biện chứng được dùng làm cơ sở phương pháp luận cho vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp phân tích thống kê

Phương pháp điều tra, thu thập thông tin số liệu

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phương pháp toán học

2. Nội dung

2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

  • Cơ sở lý luận
  • Cơ sở thực tiễn
  • Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

2.2 Hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã phong chương huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế

  • Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
  • Khái quát tình hình sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu
  • Năng lực sản xuất của các hộ điều tra
  • Tình hình đầu tư thâm canh của các nông hộ điều tra
  • Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ điều tra
  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa
  • Tình hình tiêu thụ của các hộ sản xuất

2.3 Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa

  • Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất lúa ở xã Phong Chương
  • Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận

Xã Phong Chương là một xã độc canh cây lúa, cây lúa là cây trồng chủ lực và mang lại thu nhập chính cho bà con nông dân. 

So với thu nhập của các nghành sản xuất khác thì thu nhập từ lúa rất thấp, không đủ trang trải cho các khoản chi phí, do đó tình trạng di cư lao động từ nông thôn lên thành thị ngày càng diễn ra phổ biến và vấn đề thiếu lao động nông nghiệp trong những lúc thời vụ căng thẳng đang là vấn đề mà bà con nông dân lo lắng.

Trong sản xuất lúa, khó khăn mà các nông hộ gặp phải là tình hình sâu bệnh, thiếu lao động, các loại máy móc hiện đại còn hạn chế….Vì vậy, trong thời gian tới cần có các giải pháp tích cực nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của vùng, thu hút sự đầu tư về kỹ thuật, thực hiện chuyển giao công nghệ trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao phù hợp với địa phương.

3.2 Kiến nghị

Đối với nhà nước

  • Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến sự phát triển ở khu vực nông thôn, vì nông thôn là khu vực có điều kiện sống và điều kiện làm ăn hết sức khó khăn. 
  • Thực hiện các chính sách ưu đãi, thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn về công tác trên địa bàn.
  • Nhà nước cần dành nguồn ngân sách cho việc nghiên cứu khoa học, có chế độ khen thưởng đối với các phát minh, nghiên cứu sinh học nhằm tạo ra các giống lúa có năng suất cao
  • Hỗ trợ kinh phí trong việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt hơn cho sản xuất lúa.

Đối với chính quyền địa phương

  • Chính quyền các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã cần quan tâm hơn nữa đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa trên địa bàn xã nói riêng.
  • Chính quyền các cấp và đặc biệt là chính quyền địa phương nên có chính sách đãi ngộ để thu hút sự đầu tư của các công ty
  • Dành nguồn ngân sách dành cho nghiên cứu và tuyển chọn cán bộ có trình độ cao để nghiên cứu về địa bàn nghiên cứu. 
  • Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, kiên cố và bê tông hóa hệ thống giao thông thủy lợi để đảm bảo cho việc vận chuyển và tưới tiêu trong sản xuất lúa.

Đối với người dân

  • Người dân phải luôn bám sát theo sự chỉ đạo của chính quyền, phải đặt trong mối quan hệ hợp tác để nhằm hướng tới mục đích đó là phát triển kinh tế xã một cách toàn diện và vững chắc theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. 
  • Vận dụng sáng tạo các chính sách mà chính quyền đã đưa ra, phát huy tính sáng tạo trong sản xuất kết hợp với kinh nghiệm sẵn có để làm giàu từ chính cây lúa
  • Tiếp thu những tiến bộ mới trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuât lúa nói riêng, thay đổi dần những tập tục canh tác lạc hậu.
  • Mạnh dạng bỏ vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và phải có ý chí kinh doanh làm giàu.

4. Tài liệu tham khảo

PGS. TS Nguyễn Văn Minh, Giáo trình cây lương thực, NXB Hà Nội 2003

TS. Mai Văn Xuân – TS. Nguyễn Văn Toàn, Lý thuyết thống kê, Hà Nội – 2002.

TS. Nguyễn Thế Mạnh, Hiệu quả ứng dụng kinh tế kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.

Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế.

Niên giám thống kê huyện Phong Điền.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Kinh tế trên ---

Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM