Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) Ngữ văn 9

eLib xin gửi đến các em nội dung bài Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) dưới đây nhằm giúp các em có ý thức tìm hiểu những sự việc, hiện tượng ở địa phương em. Đồng thời, bài học này còn giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) Ngữ văn 9

1. Tìm hiểu, suy nghĩ và viết bài về tình hình địa phương

a. Yêu cầu:

- Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài.

- Bài viết dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương.

b. Cách làm:

- Chọn bất cứ sự việc, hiện tượng nào có ý nghĩa ở địa phương. Ví dụ vấn đề môi trường, đời sống nhân dân,...

- Đối với sự việc, hiện tượng được chọn phải có dẫn chứng.

- Nhận định được chỗ bất cập, không nói quá, không giảm nhẹ.

- Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy liệt kê những sự việc, hiện tượng ở địa phương em có thể viết thành bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Gợi ý trả lời:

- Xả rác bừa bãi.

- Tệ nạn cờ bạc, ma túy.

- Thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ.

- Bệnh thành tích trong giáo dục.

- Vấn đề hút thuốc lá.

Câu 2: Em hãy chọn một trong những vấn đề đã liệt kê ở trên để tiến hành viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Gợi ý trả lời:

Thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ

Có thể thấy xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là thói quen xấu của con người, tiêu biểu là lối ăn chơi đua đòi là một hiện tượng ta thường bắt gặp trong cuộc sống; nó đã và đang diễn ra quanh ta, nhất là trong lớp trẻ. Nó đã trở thành “thói” rất đáng chê trách.“Thói” là lối, cách sống hay hoạt động thường không tốt, được lặp lại lâu ngày thành quen. Ta thường nói: “Thói hư, tật xấu; dở thói du côn đầu bò; mãi mới bỏ được thói hút xách nghiện ngập; thói ăn chơi đua đòi. Tục ngữ có câu: “Đất có nghề, quê có thói”, hoặc “Thói đời trâu buộc ghét trâu ăn”…

Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng thói ăn chơi đua đòi là cách sống của một số người bắc chước nhau, đua đòi nhau về cách sống, cách xài sang, thích chưng diện, chạy theo “mốt”. Có kẻ thì khoe sang, khoe giàu, ăn tiêu như phá. Xe máy, xe ô tô thích dùng loại “xịn”. Từ bộ váy, bộ vét đến đôi giày, đồng hồ, túi xách… phải là hàng Nhật, hàng Ý, hàng Mĩ,… mua bằng đô-la trong các siêu thị mới oách!

Thói ăn chơi đua đòi không đơn giản chỉ là ăn mặc, đi chơi sang chảnh mà còn phải ăn uống cũng phải ăn trong không gian sanh chảnh, xài rượu Tây thì mới chứng tỏ được bản thân mình là con người sành điệu. Hiện tượng này xảy ra nhan nhản ngoài xã hội có những con người là con ông này bà nọ, chức trọng quyền cao và dĩ nhiên họ cũng không nằm ngoài những cuộc vui thâu đêm suốt sáng, ăn chơi thỏa thích. Đây chính là thực trạng của xã hội hiện nay.

Lối ăn chơi của bộ phận người đua đòi này bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu sa như bắt nguồn từ tâm tính nhạy cảm, tò mò, thích thể hiện của lứa tuổi vị thành niên, khát khao được trở nên nổi bật, được là một người nổi tiếng, sành sỏi, dẫn đầu xu hướng,... Các bạn luôn có xu hướng xây dựng một hình tượng hoàn mỹ cho bản thân trên mạng xã hội khi dát lên mình những tính từ "giàu có", "biết tiêu tiền",... Nhận được sự tán dương và nể phục từ mọi người, các bạn càng lún sâu vào con đường ăn chơi sa đọa, tiêu tiền không tiếc tay. Ngoài ra, khi sống trong một môi trường xung quanh toàn những thành phần bất hảo, chơi bời có tiếng, chắc chắn học sinh cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Chúng ta không thể nào lường trước được hậu quả mà lối ăn chơi đua đòi này để lại. Và hậu quả mà thói ăn chơi đua đòi này để lại là không hề nhỏ. Có những gia đình dung túng cho con em của mình để đến khi phát hiện ra chúng không lo học hành, nghiện ma túy, HIV thì lúc đó đã quá muộn màng. Thanh danh gia đình bị hủy hoại, thậm chí mạng sống cũng thể giữ được đến lúc đó hối hận thì cũng đã quá muộn màng. Những hậu quả mà thói ăn chơi đua đòi để lại không chỉ là vấn đề đạo đức, văn hóa mà còn là cả vấn đề về tính mạng của con người.

Cần phải diệt cỏ tận gốc đối với thói ăn chơi đua đòi này. Đây là một hiện tượng xấu trong xã hội, nó làm ảnh hưởng đến đức tính giản dị, cao đẹp của con người Việt Nam. Ăn ngon mặc đẹp thì ai mà chẳng muốn riêng tôi còn muốn nữa là nhưng cũng phải biết cân nhắc, biết hạn chế, hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh. Xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu là tấm gương sáng cho ta noi theo nên các bạn đừng bao giờ noi theo tấm gương xấu.

(Sưu tầm)

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Ôn lại những kiến thức về văn nghị luận nói chung.

- Tập trung suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương .

- Rèn kĩ năng tìm hiểu nhận định đánh giá phân tích một sự việc hiện tượng đời sống.

- Thái độ học tập nghiêm túc, chịu tìm tòi nhận xét dánh giá sự việc hioện tượng ở địa phương.

Ngày:15/12/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM