Giải bài tập SGK Sinh học 6 Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tt)

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 6 bài này giúp các em học sinh biết quan sát, phân tích kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây.

Giải bài tập SGK Sinh học 6 Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tt)

1. Giải bài 1 trang 39 SGK Sinh học 6

Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng ?

Phương pháp giải

Xem lại sự hút nước và muối khoáng của rễ.

Hướng dẫn giải

  • Nước và muối khoáng hòa tan trong đất. được lông hút hấp thụ, chuyển qua vỏ tới mạch gỗ.
  • Rễ mang các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất.

2. Giải bài 2 trang 39 SGK Sinh học 6

Chỉ trên tranh vẽ con đường hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan từ đất vào cây.

Phương pháp giải

Xem lại sự hút nước và muối khoáng của rễ. Con đường hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan từ đất vào cây.

Hướng dẫn giải

Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được lông hút hấp thu vào. Sau đó nước và muối khoáng đi qua lớp biểu bì rễ, các lớp tế bào vỏ rễ và xâm nhập vào mạch gỗ của rễ. Sau đó chúng được vận chuyển theo mạch gỗ ở thân và đi vào mạch gỗ của lá.

3. Giải bài 3 trang 39 SGK Sinh học 6

Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều?

Phương pháp giải

Xem lại sự hút nước và muối khoáng của rễ.

Hướng dẫn giải

Rễ cây thường ăn sâu, lan rộng để tìm kiếm nguồn nước và muối khoáng ở sâu trong lòng đất và rộng phía gần mặt đất. Số lượng rễ con nhiều thì số lượng lông hút cũng nhiều, giúp tăng hiệu suất hút nước và muối khoáng của rễ. Tất cả những điều này giúp nâng cao lượng nước và khoáng cây hút được, đảm bảo hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cây.

Ngày:20/07/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM