Giải bài tập SGK Sinh học 6 Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 6 bài này giúp các em học sinh phân biệt được 4 loại rễ biến dạng (rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút) và chức năng của chúng. Phân biệt các loại rễ biến dạng dựa vào: Vị trí, đặc điểm và chức năng của chúng.

Giải bài tập SGK Sinh học 6 Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân

1. Giải bài 1 trang 45 SGK Sinh học 6

Thân cây gồm những bộ phận nào?

Phương pháp giải

Xem lại cấu tạo ngoài của thân.

Hướng dẫn giải

Thân cây gồm các bộ phận sau: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. Chồi nách có 2 loại: chồi lá và chồi hoa.

2. Giải bài 2 trang 45 SGK Sinh học 6

Sự khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa?

Phương pháp giải

Xem lại cấu tạo ngoài của thân. Sự khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa.

Hướng dẫn giải

- Sự khác nhau của chồi lá và chồi hoa:

  • Chồi lá phát triển thành cành mang lá
  • Chồi hoa phát triển thành cành mang hoa

3. Giải bài 3 trang 45 SGK Sinh học 6

Có mấy loại thân? kể tên một số loại cây có thân đó?

Phương pháp giải

Xem lại cấu tạo ngoài của thân, các loại thân, liên hệ thực tế.

Hướng dẫn giải

- Các loại thân: tùy theo vị trí của thân trên mặt đất mà chia thân làm 3 loại

+ Thân đứng có ba dạng:

  • Thân gỗ: cứng, cao, có cành
  • Thân cột: cứng, cao, không cành.
  • Thân cỏ: mềm, yếu, thấp.

+ Thân leo: leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn, tua cuốn,...

+ Thân bò: mếm yếu, bò lan sát đất.

- Ví dụ một số loại thân cây

+ Thân đứng có 3 dạng:

  • Thân gỗ: cứng, cao, có cành (bưởi, ổi, cao su, bạch đàn, lim...)
  • Thân cột: cứng, cao, không cành (dừa, cau... )
  • Thân cỏ: mềm, yếu, tháp (đậu, rau cải, lúa, ngô, cỏ ...)

+ Thân leo: leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn (mồng tơi, bìm bìm, đậu ván, dây bàm bàm...), bằng tua cuốn (bầu, bí, mướp, đậu Hà Lan, cây chanh leo...).

+ Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất (rau má, dưa hấu, dâu tây, chua me đất, rau muống...)

Ngày:20/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM