Lục Vân Tiên gặp nạn Ngữ văn 9

 Bài học Lục Vân tiên gặp nạn Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em có kĩ năng phân tích được sự đối lập giữa cái thiện - cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gởi gắm nơi những người lao động bình thường. Đồng thời hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ. eLib đã biên soạn bài học này một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất. Chúc các em học tốt!

Lục Vân Tiên gặp nạn Ngữ văn 9

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888).

- Là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc vào thế kỉ XIX.

- Sự nghiệp sáng tác: Đa số tác phẩm được viết bằng chữ Nôm.

- Quê hương, gia đình và thời đại đã hình thành nên tài năng và phong cách Nguyễn Đình Chiểu.

1.2. Tác phẩm

- Đoạn trích thuộc phần 2 của Truyện Lục Vân Tiên (câu 938- 976).

- Đoạn trích có thể chia làm 2 phần: - 8 câu đầu: hành động tội ác của Trịnh Hâm. - 32 câu còn lại: Việc làm nhân đức của Ngư ông.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Hành động tội ác của Trịnh Hâm 

Chỉ vì ganh ghét đố kị tài năng của Lục Vân Tiên, mà hắn tìm cách hãm hại chứng tỏ sự độc ác dường như đã ngấm vào máu thịt của hắn.

+ Không sợ bại lộ

+ Không có người cứu.

- Từ khi gặp nhau ở trường thi, Trịnh Hâm đã ghen ghét đố kỵ với tài năng của Lục Vân Tiên:

+ Trịnh Hâm là một người có hành động so đo, bất nhân bất nghĩa. 

- Sự độc ác đã trở thành bản chất của Trịnh Hâm ngay cả khi Lục Vân Tiên đã bị mù. 

- Hành động giết người có âm mưa sắp đặt khá kỹ lưỡng và chặt chẽ:

+ Bất nhân: thậm chí giết một người đã bị tàn phế

+ Trịnh Hâm vô cùng bội nghĩa: Vì Lục Vân Tiên cũng đã từng là bạn của Trịnh Hâm. Trịnh Hâm đã từng hứa hẹn: Đương cơn hoạn nạn gặp nhau Người lành lỡ bỏ người sau sao đành. Một tên xảo quyệt, che giấu hành động của mình một cách điêu luyện. Trịnh Hâm là hiện thân của cái ác, cái ác trở thành bản chất trong con người hắn. Cái nhìn tiến bộ của ông với quần chúng thể hiện lòng tin sâu sắc ở nhân dân.

⇒ Tác giả đã gửi gắm lòng tin ở cái thiện vào những người lao động bình thường, truyền cho người đọc niềm tin vào cuộc đời. Ngôn ngữ tự sự, mô tả mộc mạc, giản dị mà vẫ gợi cảm , giàu chất thơ, tình tứ phóng khoáng uyển chuyển, hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, biểu hiện khát vọng và niềm tin yêu cuộc đời của tác giả.

2.2. Nhân vật ông Ngư

- Cử chỉ và nghĩa cử cao đẹp, giàu tình yêu thương của nhân vật ông Ngư. Sau khi cứu sống Vân Tiên biết tình cảnh khốn khổ của chàng, ông Ngư sẵn lòng cưu mang chàng, dù chỉ là chia sẻ một cuộc sống đói nghèo "hẩm hút" tương rau, nhưng chắc chắn sẽ đầm ấm tình người: "Hôm mai hẩm hút với già cho vui". Ông cũng không hề tính toán đến cái ớn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp: "Dốc lòng nhơn nghĩa, há chờ trả ơn".

- Lời nói của ông Ngư về cuộc sống của mình chính là những tiếng lòng của Nguyễn Đình Chiểu, những khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp, một cuộc sống đáng mơ ước của bao con người. 

- Cảm xúc chủ quan của nhà thơ đã làm cho cuộc sống của người dân chài bình thường trên sông nước có vẻ như được thi vị hóa, trở nên thơ mộng hơn, nhưng cốt lõi của nó thì vẫn là chân thực. Đây là cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh ô lợi trọc, một cuộc sống tự do phóng khoáng giữa đất trời cao rộng, hòa nhập, bầu bạn với thiên nhiên, thảnh thơi với sông nước, làm chủ mình, có thể ứng phó với mọi tình thế. Cuộc sống ấy hoàn toàn xa lạ với những đức tính nhỏ nhen, ích kỉ, mưu danh, trục lợi, sẵn sàng chà đạp lên cả đạo đức, nhân nghĩa...

⇒ Tác giả gởi gắm khát vọng vào niềm tin cái thiện, vào con người lao động bình thường, tác giả bộc lộ một quan điểm nhân dân rất tiến bộ. Từng trải cuộc đời, ông hiểu rằng những cái xấu, cái ác thường lẩn khuất sau những mũ cao, áo dài của những người có địa vị cao sang như (Bùi Kiệm, Võ Công...), nhưng  vẫn còn những cái tốt đẹp, đáng kính trọng, đáng khao khát, tồn tại vĩnh hằng nơi những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha trọng nghĩa, khinh tài.

3. Tổng kết

Đoạn trích Lục Vân tiên gặp nạn nói lên sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái dộ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động. Đây cũng là đoạn thơ giàu cảm xúc, khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã.

4. Luyện tập

Câu 1. Tấm lòng của ông Ngư và gia đình ông đối với Lục Vân Tiên thể hiện trong đoạn trích như thế nào? Hãy bình giảng những câu thơ đó.

Gợi ý làm bài:

- Tìm ra những câu thơ mà em cho là thể hiện tấm lòng nhân hậu bao dung của ông Ngư và gia đình ông đối với Lục Vân Tiên.

- Bình giảng những câu thơ đó, làm nổi rõ ý nghĩa giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

- Có thể mở rộng so sánh nhân vật ông Ngư với nhân vật Trịnh Hâm.

- Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.

Câu 2. Đọc câu thơ: từ câu "Nước trong rửa ruột sạch ươn" cho đến hết đoạn trích, em phát hiện điểm gì đáng chú ý ? (Về hình tượng nhân vật, về tư tưởng, tình cảm tác giả gửi gắm trong đó và về nghệ thuật.)

Gợi ý làm bài:

- Hình tượng nhân vật ở đây được xây dựng theo kiểu lí tưởng hoá và bút pháp chủ yếu là tượng trưng, cho nên nó mang đậm dấu ấn chủ quan của tác giả.

- Tác giả đã gửi gắm cả tâm tư, tình cảm và ước vọng của mình qua hình tượng nghệ thuật đó.

- Em có cảm thấy nhân vật ông Ngư ở đây phảng phất bóng dáng của một loại nhân vật nào trong văn học trung đại không ?

5. Kết luận

Qua bài học các em cầ nắm một số nội dung chính sau:

- Phân tích được sự đối lập giữa cái thiện - cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gởi gắm nơi những người lao động bình thường.

- Hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ.

Ngày:01/10/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM