Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 Ngữ văn 9 siêu ngắn

eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Viết bài tập làm văn số 3 Ngữ văn 9 tập 1. Dưới đây là cách hướng dẫn làm một số đề bài trong SGK. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập thật tốt. Và đạt kết quả cao trong kì kiểm tra này.

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 Ngữ văn 9 siêu ngắn

1. Đề số 1

a. Tìm hiểu đề:

- Thể loại: Tự sự ( kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận + miêu tả nội tâm).

- Nội dung: Kể về một lần em trót xem trộm nhật kí của một người bạn.

- Hình thức: bố cục rõ ràng, đủ ba phần mở bài, thân bài,kết bài.

- Yêu cầu:

Đây là một bài văn tự sự, thuộc kiểu bài kể chuyện đời thường. Vì vậy, khi làm bài, cần kể lại diễn biến các sự việc theo một trình tự nhất định. Người viết cũng cần phải xác định được ngôi kể ( ngôi thứ nhất ),người kể chuyện. Bài viết cần trả lời được các câu hỏi như:

+ Em xem nhật kí của bạn vào lúc nào? Ở đâu ?

+ Bạn em hoặc có ai đó phát hiện ra việc đó không?

+ Em đã đọc được những gì?

+ Nội dung đó có bị tiết lộ ra không?

+ Có gây nên hậu quả gì không?

+ Tâm trạng của em sau khi đọc trộm nhật kí của bạn là gì?

+ Em rút ra bài học gì sau lần xem trộm nhật kí đó của bạn?

b. Chú ý:

- Bài viết cần tự nhiên, chân thành.

- Để bài viết được hay hơn, nên kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm là việc miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của mình sau khi đã trót hành động như trên (ân hận,xấu hổ như thế nào,…); những suy nghĩ,dằn vặt, trăn trở… và rút ra bài học cho mình.

2. Đề số 2

a. Tìm hiểu đề:

- Thể loại: Tự sự ( kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận + miêutả nội tâm).

- Nội dung: Kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

- Hình thức: bố cục rõ ràng, đủ ba phần mở bài, thân bài,kết bài.

- Yêu cầu:

+ Đây là một bài văn tự sự, thuộc kiểu bài kể chuyện sáng tạo. Vì vậy, trong quá trình làm bài, có thể phát huy trí tưởng tượng bay bổng của mình. Tuy nhiên, tưởng tượng nhưng vẫn phải hợp lí, phải kể lại được diễn biến các sự việc chính như hoàn cảnh gặp gỡ, nội dung cuộc trò chuyện… Mặt khác, để bài yêu cầu kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật nên những hình ảnh, sự việc, lời tâm sự của em và người lính ấy phải phù hợp với nội dung của bài thơ. Sử dụng ngôi kể thứ nhất – xưng “tôi”.

+ Trước khi viết bài văn này, cần nắm vững những đặc điểm của hình tượng người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”( những suy nghĩ, tình cảm, những đặc điểm, phẩm chất…của anh bộ đội trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt); xác định nhân vật chính trong câu chuyện kể là người lính lái xe và em – đồng thời là người kể chuyện. Từ đó, hãy kể lại câu chuyện của buổi gặp gỡ.

+ Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận được kết hợp trong bài viết là những suy nghĩ, tình cảm của em khi gặp gỡ người chiến sĩ ấy, và những suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay đối với quá khứ và cả tương lai của dân tộc.

b. Chú ý:

- Người viết bài cũng chính là người kể chuyện – xưng “tôi”.

- Trong phần thân bài, cần kể được hai sự việc chính: cuộc gặp gỡ,trò chuyện với các chú bộ đội và lời phát biểu, những suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

3. Đề số 3

a. Tìm hiểu đề:

- Thể loại: Tự sự ( kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận + miêutả nội tâm).

- Nội dung: Kể lại một kỉ niệm ( câu chuyện ) đáng nhớ nhất giữa mình và thầy (cô) giáo cũ.

- Hình thức: bố cục rõ ràng, đủ ba phần mở bài, thân bài,kết bài.

- Yêu cầu:

+ Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nên nó phải sâu sắc, có ảnh hưởng to lớn đến suy nghĩ, tình cảm hay nhận thức của người viết.

+ Người viết bài cũng chính là người kể chuyện – xưng “tôi”.

+ Cần trả lời được các câu hỏi sau:

  • Đó là kỉ niệm gì?

  • Xảy ra vào thời điểm nào?

  • Diễn biến của câu chuyện như thế nào?

  • Điều đáng nhớ nhất trong câu chuyện ấy là gì?

b. Chú ý:

- Người viết bài cũng chính là người kể chuyện – xưng “tôi”.

- Trong phần thân bài, cần kể được hai sự việc chính: cuộc gặp gỡ,trò chuyện với các chú bộ đội và lời phát biểu, những suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

4. Đề số 4

a. Tìm hiểu đề:

- Thể loại: Tự sự ( kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận + miêu tả nội tâm).

- Nội dung: Kể lại cuộc gặp gỡ của tập thể lớp với các chú bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (ngày 22-12). Trong buổi gặp gỡ đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.

- Hình thức: bố cục rõ ràng, đủ ba phần mở bài, thân bài,kết bài.

- Yêu cầu: Trong quá trình làm bài, cần trả lời một số câu hỏi như:

+ Thời gian và địa điểm gặp gỡ?

+ Quang cảnh của buổi gặp gỡ?

+ Nội dung của buổi gặp gỡ?

+ Em đã thay mặt các bạn phát biểu ý kiến gì?

+ Sau khi phát biểu em cảm thấy thế nào?

+ Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc của thế hệ trẻ hiện này?

b. Chú ý:

- Người viết bài cũng chính là người kể chuyện – xưng “tôi”.

- Trong phần thân bài, cần kể được hai sự việc chính: cuộc gặp gỡ,trò chuyện với các chú bộ đội và lời phát biểu, những suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

+ Để bài văn hay và có ý nghĩa hơn, người viết phải biết lựa chọn những câu chuyện, những kỉ niệm đáng nhớ, sâu sắc về tinh thần chiến đấu dũng cảm, về tình đồng đội, tình quân dân cảm động để “cài” vào lời kể của các chú bộ đội.

+ Trong lời phát biểu của người viết cần thể hiện được ba ý:

  • Lời cảm ơn.

  • Cảm nghĩ về tinh thần quả cảm của những người lính.

  • Lời hứa về trách nhiệm của bản thân, của học sinh.

- Yếu tố miêu tả nội tâm được dùng khi nói về những suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng của người viết khi tiếp xúc với các chú bộ đội và khi phát biểu cảm tưởng. Những suy nghĩ về trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc của thế hệ trẻ hiện nay được diễn đạt bằng các yếu tố lập luận

- Trong quá trình kể, cần kết hợp với miêu tả ( tái hiện không khí trận chiến, hình ảnh chiến trường… qua lời kể của các chú bộ đội) để bài viết sinh động và hấp dẫn hơn.

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM