Soạn bài Chương trình địa phương (phần văn) Ngữ văn 9 tóm tắt

Nội dung bài soạn Chương trình địa phương (phần văn) Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em rèn luyện kĩ năng thực hành, sưu tầm một số tư liệu liên quan đến nội dung bài soạn. Đồng thời giúp các em thêm yêu quý môn Ngữ văn hơn và được biết thêm nhiều tác phẩm ngoài chương trình của nhà trường. eLib đã biên soạn bài soạn này nhằm giúp các em học tập tốt hơn. Chúc các em hoàn thành tốt bài soạn!

Soạn bài Chương trình địa phương (phần văn) Ngữ văn 9 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 122 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Những tác giả người Hà Nội và những tác phẩm viết về Hà Nội:

Nguyễn Tuân (Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi), Tô Hoài (Chuyện cũ Hà Nội), Nguyễn Đình Thi (Tiếng sóng, Giấc mơ) Thế Lữ, Vũ Bằng (Hà Nội trong cơn lốc)…

2. Soạn câu 2 trang 122 SGK ngữ văn 9 tóm tắt

Những tác giả có sáng tác được công bố từ năm 1975 đến nay:

- Nguyễn Sen:

+ Bút danh: Tô Hoài.

+ Tác phẩm chính: Dế Mèn phêu lưu kí, Truyện Tây Bắc...

- Nguyễn Huy Tưởng:

+ Bút danh: không

+ Tác phẩm chính: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Sống mãi với Thủ đô...

- Đặng Trần Thi:

+ Bút danh: Trần Đăng.

+ Tác phẩm chính: Một lần tới Thủ đô, Truyện và kí...

- Phan Thị Thanh Nhàn:

+ Bút danh: không

+ Tác phẩm chính: Xóm đê, Hương thầm...

- Nguyễn Vũ Tiềm:

+ Bút danh: không

+ Tác phẩm chính: Thương nhớ tài hoa, Nghìn câu thơ tài hoa...

3. Soạn câu 3 trang 122 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

"Tuổi mười lăm em lớn từng ngày
Một buổi sớm em trở thành thiếu nữ
Hôm ấy mùa thu, anh vẫn nhớ
Hoa sữa thơm ngây ngất quanh hồ
......
Chỉ mùa thu còn tròn vẹn yêu thương
Hương hoa sữa cứ trở về mỗi độ
Hương của tình yêu đầu nhắc nhở
Có hai người xưa đã yêu nhau..."

(Hoa sữa - Nguyễn Phan Hách)

4. Soạn câu 4 trang 122 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Tô Hoài là cây đại thụ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đạt kỉ lục về số lượng tác phẩm; phong phú, hấp dẫn về nội dung; đặc sắc về nghệ thuật. "Chuyện cũ Hà Nội" là một tập kí xuất sắc trong đời văn Tô Hoài, xuất bản lần đầu tiên năm 1968. Cuốn sách là những mẩu chuyện ngắn, viết về phố phường Hà Nội cách đây 60, 70 năm về trước, viết về Hà Nội trong lúc nền văn hóa phương Tây đang trà trộn vào thủ đô. Dưới ngòi bút tinh tế, óc quan sát tỉ mỉ của tác giả, hình ảnh từng ngóc ngách Hà Nội hiện lên thật sống động, hấp dẫn. Phần đầu của tập ký sự, tác giả nói nhiều, kể về cái quang cảnh vùng ngoại ô, với cuộc sống cơ cực, bần hàn của lớp dân nghèo trong những năm tháng đất nước còn chìm trong súng đạn, chiến tranh. Phần sau tác giả kể nhiều hơn về vùng nội đô, với những câu chuyện về 36 phố phường, về Hồ Gươm, về những con người với nhiều ngành nghề, những cảnh tượng, mảnh đời khác nhau. Có khi chỉ là những chuyện vụn vặt, hay cái tâm sự của Tô Hoài lúc thấy chuyện này người kia, có khi là kể về mấy món ăn đậm chất Hà Nội, nhưng cứ bình đạm, tàng tàng như thế lại mới thấy được hết cái thủ đô trong thế nửa cũ, nửa mới. Hà Nội thời này qua ngọn bút của tác giả hiện lên với đầy đủ màu sắc, âm thanh, cảm xúc hỗn độn, vui buồn, cơ cực, ... Đủ để thấy một thành phố đa dạng, vàng thau lẫn lộn, chẳng biết đâu mà lần, nhưng thế lại hay, hay vì cái nhìn bao quát, rộng lớn, cái tình cảm yêu thương quê cha đất tổ của tác giả. Chuyện cũ Hà Nội như một thứ tư liệu lịch sử mà Tô Hoài là nhân chứng cho những câu chuyện đó, cũng có thể coi nó là một loại tài tiệu ghi chép điều tra xã hội học thông qua những câu chuyện mà tác giả thấy, quan sát, cảm nhận và ghi lại vào sách vở. Tôi nghĩ rằng cho dù là tầng lớp, hay lứa tuổi nào cũng nên một lần tìm đọc tác phẩm này, vừa để học hỏi lịch sử, phong tục tập quán của dân tộc, hay chí ít cũng để hiểu, thời đó nhân dân ta khổ cực lắm, bây giờ chúng ta sung sướng quá, đặc biệt là các bạn trẻ lại càng cần phải đọc nhiều hơn.

Ngày:30/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM