Tiếng Việt lớp 5 bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc

Nội dung bài học dưới đây giúp các em nắm được kiến thức cơ bản của bài Tập đọc "Thầy thuốc như mẹ hiền" và vận dụng giải bài tập SGK một cách chính xác nhất. eLib mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt.

Tiếng Việt lớp 5 bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc

1. Hoạt động cơ bản

1.1. Giải câu 1 trang 168 SGK VNEN Tiếng Việt 5

Quan sát tranh và nói về công việc của người thầy thuốc


Hướng dẫn giải:

a) Nội dung của mỗi bức tranh:

- Tranh 1: Bác sĩ đang khám bệnh cho em bé

- Tranh 2: Bác sĩ đến tận các làng bản để thăm khám cho mọi người

- Tranh 3: Bác sĩ khám răng cho em bé

- Tranh 4: Bác sĩ phun thuốc trừ muỗi, sâu bọ,… phòng tránh các bệnh tật cho người dân

b) Em thường được bác sĩ chăm sóc khi em cảm thấy không được khoẻ trong người hoặc em đi tới khám theo định kĩ

c) Nhận được sự chăm sóc của bác sĩ em cảm thấy rất vui, rất yên tâm và biết ơn bởi vì nhờ có sự chăm sóc của bác sĩ mà em mới nhanh chóng khỏi bệnh được.

1.2. Văn bản "Thầy thuốc như mẹ hiền"

Thầy thuốc như mẹ hiền

Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.

Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.

Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy, trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn hôm sau đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn Ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình "Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người. Càng nghĩ càng hối hận."

Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.

Suốt đời, Lãn Ông không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:

Công danh trước mắt trôi như nước

Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương

Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNH

1.3. Nội dung chính của văn bản

- Hải Thượng Lãn Ông trong truyện "Thầy thuốc như mẹ hiền" vốn là một thầy thuốc nhân ái, chữa bệnh cứu người, không cần danh lợi.

- Hải Thượng Lãn Ông luôn chữa bệnh giúp đỡ người nghèo, đau lòng khi không cứu được người, đi khắp nơi chữa bệnh không làm ngự y trong cung.

1.4.  Giải thích các cụm từ khó trong bài

Hải Thượng Lãn Ông: Tên thật là Lê Hữu Trác, thầy thuốc nổi tiếng của nước ta thời xưa

Danh lợi: địa vị và quyền lợi cá nhân

Bệnh đậu (đậu mùa): Bệnh gây sốt cao với những mụn chấm đỏ, có thể gây tử vong hoặc để lại những nốt rỗ trên da mặt

Tái phát: (bệnh cũ) lại tái phát sau một thời gian dài đã khỏi

Ngự Y: Chức quan trông coi việc chữa bệnh trong cung vua

1.5. Câu hỏi và hướng dẫn giải

Câu 1. Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?

Hướng dẫn giải:

Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài là:

- Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm.

- Ông tận tình chăm sóc người bệnh suốt một tháng hè trời nóng nực mà không hề ngại khổ, ngại bẩn.

- Lúc ra về, ông  không những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.

Câu 2. Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?

Hướng dẫn giải:

Tấm lòng nhân ái của Lãn Ông thông qua việc chữa bệnh cho người phụ nữ được thể hiện ở:

Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc rất có lương tâm và trách nhiệm.

Hướng dẫn giải:

Câu 3. Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?

Hướng dẫn giải:

Có thể nói Lãn Ông là người không màng danh lợi vì: Lãn Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo léo từ chối.

Câu 4. 

Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?

a. Công danh đã bị trôi đi theo nước

b. Công danh chẳng đáng coi trọng, lòng nhân nghĩa mới đáng quý

c. Công danh rồi sẽ mất, lòng nhân nghĩa sẽ còn mãi.

Hướng dẫn giải:

Ý nghĩa của hai câu thơ cuối bài  đó là: Công danh trước mắt chẳng đáng coi trọng, cuối cùng rồi sẽ trôi đi. Chỉ có nhân nghĩa là đáng  quý, còn lại mãi.

2. Hoạt động thực hành

Câu 1.

a) Nghe thầy cô đọc và viết vào vở hai khổ thơ đầu bài Về ngôi nhà đang xây

b) Đổi bài cho bạn để sửa đổi

Câu 2.

Thi tìm và viết vào phiếu học tập từ ngữ chứa các tiếng trong bảng sau (chọn a, b hoặc c)

a)

b)

c) 

Hướng dẫn giải:

a)

b)

c) 


Câu 3.

Chọn tiếng thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu chuyện sau, biết rằng chỗ trông (1) chứa tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi, chỗ trống (2) chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d

Thầy quên mặt nhà con (1).....hay sao?

Có anh thợ vẽ truyền thần làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, anh than thở thì họ bảo:

- Cậu hãy (2).... ngay một bức chân dung hai vợ chồng cậu (1) .... lồng khung kính mà treo. Thiên hạ thấy cậu khéo tay sẽ xô nhau tới, lo gì không khấm khá!

Nghe lời bạn, anh bảo vợ ngồi cho anh truyền thần,(1).... lại họa chính mình ngồi cạnh.(2)... xong, anh ngắm đi ngắm lại, lấy làm đắc ý lắm.

Một hôm, bố vợ tới chơi, thấy bức họa, hỏi:

- Anh(2) ... hình chị nào treo đó?

Anh tả trả lời:

- Chết thật, thầy quên mặt nhà con (1)....hay sao?

Ông bố vợ nói tiếp:

- Thì ra là vợ anh. Thế nó ngồi cạnh người nào mà tướng mạo kì (2) ....vậy?

(Theo Tiếng cười dân gian Việt Nam)

Thay nhau đọc lại đoạn truyện đã hoàn chỉnh.

Hướng dẫn giải:

Thầy quên mặt nhà con rồi hay sao?

Có anh thợ vẽ truyền thần làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, anh than thở thì họ bảo:

- Cậu hãy vẽ ngay một bức chân dung hai vợ chồng cậu rồi lồng khung kính mà treo. Thiên hạ thấy cậu khéo tay sẽ xô nhau tới, lo gì không khấm khá!

Nghe lời bạn, anh bảo vợ ngồi cho anh truyền thần, rồi lại họa chính mình ngồi cạnh. Vẽ xong, anh ngắm đi ngắm lại, lấy làm đắc ý lắm.

Một hôm, bố vợ tới chơi, thấy bức họa, hỏi:

- Anh vẽ hình chị nào treo đó?

Anh tả trả lời:

- Chết thật, thầy quên mặt nhà con rồi hay sao?

Ông bố vợ nói tiếp:

- Thì ra là vợ anh. Thế nó ngồi cạnh người nào mà tướng mạo kì dị vậy?

(Theo Tiếng cười dân gian Việt Nam)

Câu 4.

Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phiếu học tập:

- Nhân hậu:

+ Đồng nghĩa: Nhân ái...

+ Trái nghĩa: Độc ác...

- Trung thực:

+ Đồng nghĩa: Thật thà...

+ Trái nghĩa: gian dối,...

- Dũng cảm:

+ Đồng nghĩa: Anh dũng...

+ Trái nghĩa: Hèn nhát...

- Cần cù:

+ Đồng nghĩa: Chăm chỉ...

+ Trái nghĩa: Lười biếng...

Hướng dẫn giải:

- Nhân hậu:

+ Đồng nghĩa: Nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc hậu...

+ Trái nghĩa: Độc ác, bất nhân, tàn bạo, hung bạo, độc địa, hung ác...

- Trung thực:

+ Đồng nghĩa: Thật thà, thành thực, thẳng thắng, chân thực, thành thật...

+ Trái nghĩa: gian dối, dối trá, lừa lọc...

- Dũng cảm:

+ Đồng nghĩa: Gan dạ, anh dũng, hiên ngang...

+ Trái nghĩa: Nhút nhát, hèn nhát, run sợ, e sợ...

- Cần cù:

+ Đồng nghĩa: Chăm chỉ, chăm làm, siêng năng, chịu khó, cần mẫn..

+ Trái nghĩa: Lường biếng, ham chơi, lười nhác....

Câu 5.

Nhận xét về việc sử dụng từ ngữ để thể hiện tính cách nhân vật

a) Đọc bài văn sau:

Cô Chấm

Chấm không phải là một cô gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.

Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình, dù người ấy là con trai. Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế. Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, người khác đắn đo, quanh quanh mãi chưa dám nói ra, Chấm nói ngay cho mà xem, nói thẳng băng và còn nói đáng mấy điểm nữa. Đối với mình cũng vậy, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa bao giờ.

Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống. Chấm ăn rất khỏe, không có ý thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am thương con làm nhiều, để phần dư thức ăn, Chấm cũng chỉ ăn như thường, còn bao nhiêu để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó cứ bứt rứt sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được.

Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác.

Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.

Theo ĐÀO VŨ

Bình điểm: hình thức chấm điểm tập thể ở hợp tác xã nông nghiệp trước đây.

b) Trả lời câu hỏi: Cô Chấm trong bài là người có tính cách như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Cô Chấm trong bài văn có những tính cách : Trung thực, thẳng thắn, lại rất chăm chỉ, giản dị, cũng giàu tình cảm và rất dễ xúc động.

c) Ghi những chi tiết và từ ngữ minh hoạ cho nhận xét của em vào phiếu bài tập theo mẫu.

Hướng dẫn giải:

- Trung thực, thẳng thắn

  • Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng.

  • Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém Chấm nói ngay, nói thẳng băng. Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Chấm thẳng như thế, nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa.

- Chăm chỉ

  • Chấm thì cần cơm và lao động để sống.

  • Chấm hay làm, không làm chân tay nó bứt rứt.

  • Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, bắt ở nhà cũng không được.

- Giản dị

  • Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè, một cánh áo nâu, mùa đông hai cánh áo nâu.

  • Chấm mộc mạc như hòn đất.

  • Giàu tình cảm, dễ xúc động

  • Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Cảnh ngộ trong phim có khi làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.

3. Hoạt động ứng dụng

Cùng người thân tìm hiểu những tấm gương thầy thuốc tận tâm với người bệnh

Tư liệu tham khảo 1:

Do sớm giác ngộ cách mạng, hiểu được cảnh đời nô lệ, nghèo khổ của dân ta luôn bị áp bức do sống dưới chế độ thuộc địa của Pháp, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Trước bối cảnh đó, là một trí thức giàu lòng yêu nước, bác sĩ sẵn sàng nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, đã từ bỏ sự giàu sang, phú quý và  những điều kiện hành nghề y tư nhân để trở thành giàu có, bác sĩ cũng rời xa bạn bè, tình cảm gia đình riêng để tham gia kháng chiến chống Pháp cùng với người bạn thân thiết là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và đồng chí Hà Huy Giáp.

Ông tham gia cách mạng tháng 5/1944, được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam) tháng 9/1947. Chính thức tháng 12/1947.

Ông được Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm Viện trưởng Viện Răng Hàm Mặt Việt Nam vào ngày 17/5/1984. Cũng trong năm 1984, ông được phong học hàm Giáo sư.

Đi theo anh suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, chúng tôi học tập ở anh đức tính luôn luôn hăng say và tận tụy với công việc, khiêm tốn, giản dị, dũng cảm, vô tư không đòi hỏi gì cho mình, cũng không đòi hỏi gì quá đáng cho ngành mình. Anh đã thể hiện rõ một cán bộ vừa hồng vừa chuyên, không sợ gian khổ, dám nghĩ, dám làm, đi sát cơ sở, gần gũi quần chúng. Là người lãnh đạo y tế, anh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm và lòng tự hào dân tộc, vận dụng một cách sáng tạo đường lối, quan điểm của Đảng vào việc đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, biết kết hợp chặt chẽ phương châm phòng bệnh với chữa bệnh.

Nói đến sự trưởng thành của ngành răng hàm mặt hiện nay, chúng ta không sao quên được sự đóng góp đáng kể của anh. Hơn 50 năm hoạt động cách mạng của anh là những năm tháng cống hiến tất cả trí tuệ, sức lực của mình cho cách mạng, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân.

Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn nhớ mãi 3 lời dặn của giáo sư Nguyễn Văn Thủ đối với ngành RHM Việt Nam:

1. Tăng cường sự hợp tác quốc tế với thế giới và các nước trong khu vực để tranh thủ sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật nhằm theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên thế giới.

2. Quan tâm đến công tác chỉ đạo tuyến, làm tốt công tác phòng bệnh và chăm sóc răng miệng cho học sinh và người dân tại các vùng sâu, vùng xa. Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho tuyến cơ sở giúp các tỉnh, thành làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng ban đầu cho người dân.

3. Cố gắng chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên tại bệnh viện, tạo điều kiện cho họ làm việc, phấn đấu và đóng góp công sức cho sự phát triển của bệnh viện và đóng góp cho ngành RHM Việt Nam.

Các đồng nghiệp, học trò và thế hệ trẻ ngành răng hàm mặt Việt Nam rất trân trọng những cống hiến của GS.BS. Nguyễn Văn Thủ đối với ngành y tế và ngành răng hàm mặt Việt Nam. Ông  là “Một nhà trí thức yêu nước, tấm gương sáng của ngành y tế Việt Nam”.

Tư liệu tham khảo 2:

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch thuở nhỏ rất thông minh, chăm học. Sau khi đỗ tú tài, ông học trường đại học Y khoa Hà Nội rồi đi tu nghiệp ở Pháp. Về nước, ông mở phòng mạch trị bệnh lao phổi cho bệnh nhân. Ông nhận thấy bệnh nhân lao đa số là người nghèo nên ông hết lòng thương yêu, quý trọng họ. Ngoài việc khám chữa bệnh và cấp thuốc không lấy tiền, ông còn giúp đỡ người bệnh trong việc đi lại, ăn ở. Đối với bệnh nhân nặng, ông không quản ngày đêm tự lái xe đến tận nơi ở của người bệnh để chữa trị cho họ tới khi qua cơn hiểm nghèo. Trước tấm lòng của ông, người dân gọi ông là “Người thầy thuốc của dân”, “người thầy thuốc có tấm lòng nhân ái của Bồ Tát”.

4. Tổng kết

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Nắm được nội dung cơ bản của bài Tập đọc "Thầy thuốc như mẹ hiền"

- Vận dụng giải bài tập SGK một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày:14/11/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM