Tiếng Việt lớp 5 bài 17A: Người dời núi mở đường

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Đồng thời, bài hoc này còn giúp các em thấy được tấm gương Phàn Phù Lìn - người đã tiên phong tìm nguồn nước cho nhân dân. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Tiếng Việt lớp 5 bài 17A: Người dời núi mở đường

1. Hoạt động cơ bản

1.1. Giải câu 1 trang 180 SGK VNEN Tiếng Việt lớp 5

Câu hỏi: Quan sát bức tranh và cho biết tranh vẽ cảnh gì?

Hướng dẫn giải: Tranh vẽ cảnh ông Phàn Phù Lìn và bà con ở miền núi đang khai thông khe mương để dẫn nước về thôn làng phục vụ sản xuất, trồng trọt.

1.2. Văn bản "Ngu Công xã Trịnh Tường"

Ngu Công xã Trịnh Tường

Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai  sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin có thể dẫn nước về. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn, trồng một héc ta lúa nước để bà con tin. Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa.

Con nước nhỏ đã làm thay đổi tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Từ khi nước được dẫn về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa.

Muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông Lìn lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng làm. Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu được mấy chục triệu đồng từ loại cây này. Riêng gia đình ông Lìn mỗi năm thu hai trăm triệu. Phìn Ngan từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất của xã Trịnh Tường.

Chuyện của Ngu Công xã Trịnh Tường nhanh chóng bay về Thủ đô. Ông Phàn Phù Lin vinh dự được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.

 Theo TRƯỜNG GIANG - NGỌC MINH

1.3. Nội dung chính của văn bản

Văn bản "Ngu Công xã Trịnh Tường" mang đến cho người đọc một câu chuyện vô cùng ý nghĩa, truyện kể về một người dân tên là Phàn Phù Lìn - ông đã cố gắng khai phá nguồn nước giúp nhân dân trong sản xuất và trồng trọt. Qua đó, ca ngợi tấm gương ông Phàn Phù Lìn đã tiên phong tìm nguồn nước, làm mương dẫn nước, giúp dân khai hoang trồng thêm lúa, cải tiến trồng lúa nương thành ruộng bậc thang. Ông còn học trồng thảo quả, dạy bà con trồng để bảo vệ rừng và có thêm thu nhập. Cuộc sống ấm no, ông được Chủ tịch nước khen ngợi.

1.4. Giải thích các cụm từ khó trong bài

- Ngu Công: Nhân vật trong truyện ngụ ngôn Trung Quốc tượng trưng cho ý chí dời non lấp bể và lòng kiên trì.

- Cao sản: có sản lượng cao.

1.5. Thảo luận và trả lời các câu hỏi

Câu 1: Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn?

Hướng dẫn giảiTrong văn bản đã chỉ ra rằng cách mà ông Lìn đã làm để đưa nước về thôn như sau: "Ông lần mò trong rừng cả tháng tìm nguồn nước, rồi cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng về thôn".

Câu 2: Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã đổi thay như thế nào?

Hướng dẫn giải: Nhờ có mương nước mà ông Lìn dẫn về, tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn Phìn Ngan đã thay đổi. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay bằng đồng bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về, vân động bà con trồng cấy. Nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói nữa.

Câu 3: Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng nước?

Hướng dẫn giải: Cách mà ông Lìn nghĩ ra để giữ rừng bảo vệ dòng nước là: "Ông Lìn hiểu rằng muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả. Sau đó về hướng dẫn cho bà con cùng làm". 

Câu 4: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

Hướng dẫn giải:

Câu chuyện "Ngu Công xã Trịnh Tường" đã mang đến cho chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa rằng nếu như chúng ta muốn thành công thì phải dám nghĩ, dám làm. Ông Lìn đã bằng hành động của mình thuyết phục mọi người trong thôn, để từ đó thoát khỏi cảnh đói nghèo. Ông là người không những biết nghĩ cho mình mà còn biết nghĩ cho mọi người.

2. Hoạt động thực hành

Câu 1: Nghe – viết: Người mẹ của 51 đứa con:

Người mẹ của 51 đứa con

Ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có một phụ nữ không sinh con nhưng lại được 51 người gọi bằng mẹ. Suốt 35 năm qua, bà thức khuya dậy sớm, bươn chải, quên cả hạnh phúc riêng để cưu mang, nuôi dưỡng 51 đứa trẻ mồ côi. Đến nay, 48 người con đã trưởng thành nhờ tình yêu thương của mẹ. Người phụ nữ có tấm lòng nhân ái đó là mẹ Nguyễn Thị Phú ở đội 10, thôn Đông, xã Lý Hải. Nay đã ở tuổi 62, mẹ vẫn bận rộn với 3 đứa trẻ chưa tròn 1 tuổi.

Theo ĐỖ TẤN NGỌC

Hướng dẫn giải:

Khi viết cần chú ý những yêu cầu sau:

- Viết đúng chính tả những từ ngữ khó như: bươn chải, cưu mang.

- Đặt dấu câu thích hợp.

- Viết hoa tên người, tên địa danh.

Câu 2: 

(1) Chép vần của từng tiếng trong câu thơ lục bát dưới đây vào mô hình cấu tạo vần:

Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.

                   TỐ HỮU

(2) Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ trên.

Hướng dẫn giải:

(1) Mô hình cấu tạo vần như sau:

(2) Những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ trên là: xôi – đôi:

Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.

Câu 3: Lập bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của chúng. Biết rằng các từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch chéo.

Hai/ cha con/ bước/ đi/ trên/ cát/

Ánh/ mặt trời/ rực rỡ/ biển xanh/

Bóng/ cha/ dài/ lênh khênh/

Bóng/ con/ tròn/ chắc nịch/

Tìm thêm ví dụ minh họa cho các kiểu cấu tạo từ trong bảng phân loại em vừa lập (mỗi kiểu thêm 3 ví dụ).

Hướng dẫn giải:

Câu 4: Các từ trong mỗi nhóm dưới đây quan hệ với nhau như thế nào?

- Đó là những từ đồng nghĩa.

- Đó là những từ đồng âm.

- Đó là những từ nhiều nghĩa.

(1) đánh cờ, đánh giặc, đánh trống.

(2) trong veo, trong vắt, trong xanh.

(3) thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành.

Hướng dẫn giải:

(1) đánh cờ, đánh giặc, đánh trống.

-> Đó là từ nhiều nghĩa.

(2) trong veo, trong vắt, trong xanh.

-> Đó là từ đồng nghĩa.

(3) thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành.

-> Đó là từ đồng âm.

Câu 5: Tìm các từ đồng nghĩa với những từ in đậm trong bài văn dưới đây. Theo em, vì sao nhà văn chọn từ in đậm mà không chọn những từ ngữ đồng nghĩa với nó?

Cây rơm

Cây rơm đã cao và tròn móc. Trên cục trụ, người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ để nước không theo cọc làm ướt từ ruột cây ướt ra.

Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa bất cứ nơi nào. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại.

Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò.

Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà.

Mệt mỏi trong công việc ngày mùa, hay vì đùa chơi, bạn sẽ sung sướng biết bao khi tựa mình vào cây rơm. Vì chắc chắn bạn sẽ ngủ thiếp ngay, vì sự êm đềm của rơm, vì hương đồng cỏ nội đã sẵn đợi vỗ về giấc ngủ của bạn.

PHẠM ĐỨC

Hướng dẫn giải:

- Từ "tinh ranh" đồng nghĩa với những từ sau: tinh khôn, ranh mãnh, khôn ngoan, ranh ma.

- Từ "dâng" đồng nghĩa với những từ sau: hiến, tặng, biếu, cho, nộp, cống.

- Từ "êm đềm" đồng nghĩa với những từ sau: êm ả, êm ái, êm dịu, êm đềm.

Câu 6: Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

(1) Có mới nới…

(2) Xấu gỗ, hơn… nước sơn.

(3) Mạnh dùng sức… dùng mưu.

Hướng dẫn giải:

(1) Có mới nới cũ.

(2) Xấu gỗ, hơn tốt nước sơn.

(3) Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.

3. Hoạt động ứng dụng

Câu hỏi: Hỏi người thân về những người lao động giỏi ở miền núi

Hướng dẫn giải: Một số tấm gương tiêu biểu:

- Trần Văn Huân: Trần Văn Huân, sinh năm 1997 (dân tộc Tày) là sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc, luôn nổi bật với thành tích học tập và làm việc với tay nghề xuất sắc. Năm 2014, Huân đạt Giải nhất Nghề mộc mỹ nghệ tại Hội thi học sinh giỏi nghề do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức; Giải nhất Nghề mộc mỹ nghệ tại Hội thi học sinh giỏi nghề cấp Quốc gia năm 2014; Huy chương vàng Nghề mộc mỹ nghệ tại Hội thi tay nghề Asean và tuyên dương “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc. Với nhiều thành tích xuất sắc, Trần Văn Huân đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tặng bằng khen. “Đây là niềm động viên lớn lao để em tự tin chuẩn bị cho Hội thi tay nghề thế giới lần thứ 43, tổ chức tại Brazil, trong năm 2015”, Trần Văn Huân chia sẻ.

- Đinh Văn Trường: Là công nhân, tại đội 3, Công ty TNHH MTV 732-Binh đoàn 15, nhưng Đinh Văn Trường sinh năm 1987 (dân tộc Mường) luôn tận tụy với công việc và có nhiều sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc và tăng năng xuất lao động, góp phần tiết kiệm chi phí. Cụ thể, việc sử dụng máng cũ làm gờ đỡ mủ cho cây cao-su cạo ngược, nhằm tránh mủ chảy ra ngoài, để tăng lượng mủ cao-su. 

4. Tổng kết

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nắm được nội dung và ý nghĩa của văn bản "Ngu Công xã Trịnh Tường".

- Rèn luyện kĩ năng tập đọc một văn bản.

Ngày:19/11/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM