Toán 5 Chương 3 Bài: Hình tam giác

Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng dưới đây do eLib biên soạn và tổng hợp. Bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Hình tam giác, cùng với các bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng hiểu bài hơn.

Toán 5 Chương 3 Bài: Hình tam giác

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hình tam giác

Hình tam giác ABC có:

- Ba cạnh là: cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC.

- Ba đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.

- Ba góc là: 

  • Góc đỉnh A, cạnh AB và AC (gọi tắt là góc A);
  • Góc đỉnh B, cạnh BA và BC (gọi tắt là góc B);
  • Góc đỉnh C, cạnh AC và CB (gọi tắt là góc C).

1.2. Đáy và đường cao

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Viết tên ba góc và ba cạnh của mỗi hình tam giác dưới đây:

Hướng dẫn giải

Hình a:

Ba góc là góc A, góc B, góc C

Ba cạnh là AB, AC, BC

Hình b:

Ba góc là: góc D, góc E, góc F

Ba cạnh là: DE, DF, EF

Hình c:

Ba góc là: góc G, góc H, góc I

Ba cạnh là GH, GI, HI.

Câu 2: Cho tam giác ABC. Trên cạnh BC lấy điểm I, sao cho IB=IC. Nối AI, trên đoạn AI lấy điểm M để có MI = ½ AM. Nối và kéo dài đoạn CM cắt cạnh AB tại N. So sánh diện tích 2 hình tam giác AMN và BMN.

Hướng dẫn giải

Ta có

\({S_{MIC}} = \frac{1}{2}{S_{MCA}}\)

\({S_{MIC}} = {S_{MIB}}\)

Cho ta: \({S_{AMC}} = {S_{BMC}}\)

Hai tam giác AMC và BMC có chung đáy MC. Nên 2 đường cao kẻ từ A và từ B xuống cạnh đáy MC bằng nhau.

Hai đường cao này cũng chính là 2 đường cao của 2 tam giác AMN và BMN. Hai tam giác này lại có cạnh đáy chung là MN.

Vậy: \({S_{AMN}} = {S_{BMN}}\)

3. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Biết đặc điểm cơ bản của hình tam giác,phân biệt ba dạng hình tam giác.
  • Nhận biết đáy và đường cao của tam giác.
  • Rèn luyện tính cẩn thận,trình bày khoa học.
Ngày:25/08/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM