Cáo bệnh, bảo mọi người Ngữ văn 10

eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu được triết lí phật giáo, quan niệm hoá sinh tuần hoàn của đạo Phật. Từ đó, các em sẽ phân tích được bài thơ dựa trên quan niệm nhân sinh của đạo Phật. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Cáo bệnh, bảo mọi người Ngữ văn 10

1. Tìm hiểu chung

- Tác giả:

+ Thiền sư Mãn Giác (1052 - 1096) tên là Lí Trường, người làng An Cách.

+ Thuở nhỏ ông được vào hầu Thái tử Kiền Đức (tức là Lí Nhân Tông sau này) và được thái hậu rất trọng.

+ Ông được ban hiệu Hoài Tín, được mời vào chùa Giáo Nguyên trong cung.

+ Mãn Giác là tên thụy được vua ban tặng sau khi ông mất.

- Tác phẩm:

+ Bài thơ được viết theo thể kệ (thể văn Phật giáo, dùng để truyền bá giáo lí Phật pháp).

+ Nhan đề "Cáo bệnh, bảo mọi người" do người đời sau đặt.

+ Bố cục bài thơ:

  • Bốn câu thơ đầu.
  • Hai câu thơ cuối.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Bốn câu thơ đầu

- Hình ảnh:

+ Xuân đi -> hoa rụng.

+ Xuân đến -> hoa nở.

- Tác giả đã mở đầu bài thơ bằng một hình ảnh vô cùng đặc sắc, tươi mới và sinh động, đó là hình ảnh "trăm hoa nở" tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, cho vẻ đẹp của cây cổ thiên nhiên và mùa xuân. Nhựa sống mùa xuân, hương sắc mùa xuân... còn gì đẹp hơn? Và khi mùa xuân đi qua, ngày tháng sẽ trôi nhanh theo mùa hạ, chuyển sang mùa thu rồi đến mùa đông, chẳng bao lâu lại trở về mùa xuân... cỏ cây, hoa lá, tạo vật cũng biến đổi, sinh trưởng hay phai tàn theo 4 mùa, năm tháng.

=> Với hai câu thơ đầu tác giả đã mở ra một quan niệm nhân sinh mới mẽ, quan niệm về quy luật sinh tử ở con người. Hai câu thơ mang màu sắc triết lí, khái quát quy luật tồn tại của thiên nhiên và sự vận động của thời gian. Mùa xuân cũng như sự sống thiên nhiên chuyển biến bất tận: "xuân qua" rồi "xuân tới", "hoa nở" rồi "hoa tàn"... Mùa xuân là vĩnh hằng. Cỏ cây, trăm hoa cũng như vạn vật, con người đều bị chi phối theo quy luật khắc nghiệt của tự nhiên

- Câu 3, 4: quy luật hoá sinh của con người. Con người cùng với thời gian trôi thì tuổi trẻ qua, tuổi già đến. Quy luật của đời người: sinh lão bệnh tử (đạo Phật).

=> Tác giả đã thể hiện một cách sâu sắc những quan niệm sống ở đời này bằng những hình ảnh như hoa nở, qua đó cho thấy trong cõi nhân sinh, vạn vật biến diễn không ngừng, vận động theo năm tháng "Trước mắt việc đi mãi... Cũng như con người, có sinh tất có tử, lúc khoẻ mạnh ắt có lúc ốm đau, bệnh tật, có tuổi hoa niên trẻ tráng tất cái già sẽ đến. 

2.2. Hai câu thơ cuối

- Hình ảnh: cành mai.

- Câu thơ cấu trúc liên hoàn, tương phản: "hoa rụng hết " và "một cành mai" nở ra. 

-> Câu thơ mang một ý nghĩa vô cùng đặc sắc nói về quy luật của thời gian ở trong cuộc đời này và đồng thời phủ nhận quy luật vận động, biến đổi ở những câu trên; thể hiện sức sống mãnh liệt của vạn vật, con người; thể hiện tinh thần lạc quan, mạnh mẽ, kiên định trước những biến đổi của trời đất, đất nước.

- Bên cạnh việc thể hiện triết lí sâu sắc, câu thơ còn thể hiện một quan niệm sống rất cao cả và đẹp của nhà thơ, ông là một nhà sư rất lạc quan yêu đời. Với ông, thiên nhiên hữu sắc hữu hương, tràn đầy sức sống, tươi mát trẻ trung, cuộc sống không ngừng vươn lên mạnh mẽ theo dòng chảy thời gian.

=> Bài thơ thấm đẫm vị thiền của đạo Phật, bài thơ mang đến cho người đọc những quan niệm nhân sinh vô cùng đặc sắc. Quan niệm triết lí của đạo Phật, khi con người đã giác ngộ Đạo thì có sức mạnh lớn lao, vượt lên trên lẽ hoá sinh thông thường. Trong bài thơ này, cành mai nở hoa buổi xuân tàn là một hoán dụ nghệ thuật, nhà thơ lấy nó để nói về mình, chỉ về mình, biểu lộ một quan niệm nhân sinh của vị chân tu: vạn vật sinh ra, tồn tại rồi mất đi, có sinh, trưởng, lão, bệnh, tử... nhưng nhà tu hành chân chính, đắc đạo có thể vượt ra khỏi vòng sinh tử, ngoài quy luật tự nhiên như cành mai nở hoa buổi xuân tàn.

3. Tổng kết

- Về nội dung:

+ Tư tưởng triết lí phật giáo về quy luật hoá sinh tuần hoàn.

+ Triết lí phật giáo, quan niệm hoá sinh tuần hoàn của đạo phật, khẳng định con người đã giác ngộ đạo, có thể vượt lên lẽ hoá sinh thông thường.

+ Quan niệm nhân sinh: nuối tiếc thời gian trôi, tuổi già đến, con người không thể sống vô nghĩa. Con người với lòng yêu đời có cái nhìn lạc quan.

- Về nghệ thuật:

+ Cách nói ẩn dụ, kín đáo.

+ Hình tượng nghệ thuật sinh động, có sức gợi cảm.

+ Ngôn ngữ giàu sức gợi tả.

4. Luyện tập

Câu 1: Em hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của bản thân về bài thơ "Cáo bệnh, bảo mọi người".

Gợi ý trả lời:

Thiền sư Mãn Giác đã truyền đạt những giáo lí của nhà Phật một cách sâu sắc và đầy ý nghĩa trong bài thơ "Cáo bệnh, bảo mọi người". Bài thơ đã thể hiện một cốt cách, một quan niệm sống đẹp của vị Thiền sư đức trọng tài cao. Tư tưởng Phật giáo hoà quyện với chất thơ, tầm cao sâu triết lí đạo Phật được trang phục bằng lời thơ đẹp, giàu hình tượng và cảm xúc. Bài thơ đã trở thành bài cổ thi, đã đi suốt hành trình một thiên niên kỉ. Đọc bài thơ "Cáo bệnh, bảo mọi người", ta trân trọng tinh thần yêu đời, yêu sự sống của vị Thiền sư, chúng ta yêu thêm vẻ đẹp trắng muốt của cành mai nở hoa buổi xuân tàn. Dư vị của bài thơ như một lời nhắc khẽ: hãy làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời và biết làm chủ bản thân mình, để yêu đời, yêu sống, để lao động và học tập say mê.

Câu 2: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh "một cành mai" trong câu thơ cuối?

Gợi ý trả lời:

- Có thể nhận thấy hai câu thơ cuối cùng mà Thiền sư Mãn Giác đã viết chứa đựng những triết lí đầy ý nghĩa "Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết/ Đêm qua trước sân một cành mai" cho thấy điều khác thường ở đây là sự xuất hiện bất ngờ của một cành hoa mai giữa cảnh muôn loài hoa lạc tận khi mùa xuân sắp qua. Hoa mai thường nở vào cuối đông và đầu xuân. Đến cuối xuân là không còn hoa mai nữa, thế mà nhà sư lại thấy hoa mai.

- Cành mai trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng, thể hiện sức sống mãnh liệt của vạn vật và con người, vượt lên trên sự sống chết, bất chấp mọi biến đổi của thời gian và thời tiết. Ở đây là một cành mai khác, nằm ngoài quy luật của nở, tàn, sống chết. Cành mai tượng trưng cho quy luật tất yếu khác của sự sống, đó là quy luật về sự bất biến. Cành hoa mai (ở đây là biểu hiện của tính bất biến trong tinh thần nhà thơ).

5. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Hiểu được triết lí phật giáo, quan niệm hoá sinh tuần hoàn của đạo phật.

- Nắm được quan niệm nhân sinh của bài thơ.

Ngày:17/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM