Vận nước (Quốc tộ) Ngữ văn 10

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu được thuật ngữ "vô vi", các khái niệm "cư, các điện" trong bài thơ "Vận nước". Từ đó, các em có thái độ yêu chuộng hoà bình của dân tộc Việt Nam. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Vận nước (Quốc tộ) Ngữ văn 10

1. Tìm hiểu chung

- Hoàn cảnh đất nước:

+ Sau nhiều năm chiến trnah loạn lạc do nội chiến, xâm lược -> đất nước bước vào thời kì tương đối ổn định.

+ Lê Đại Hành muốn xây dựng đất nước vững mạnh, hùng cường -> đất nước đứng trước một vận hội mới.

- Tác giả:

+ Thiền sư Pháp Thuận (915 - 990) họ Đỗ, không rõ tên thật và quê quán, là một nhà sư thuộc thế hệ thứ mười dòng thiền Nam phương.

+ Là nhà sư có kiến thức uyên bác, có tài văn thơ, tích cực tham gia vào việc xây dựng nhà Tiền Lê -> phong chức Pháp sư.

- Tác phẩm:

+ Hoàn cảnh sáng tác: Năm 981 - 982: khi vua Lê Hoàn hỏi Sư Pháp Thuận về vận nước dài ngắn thế nào, tác giả đã sáng tác nên bài thơ này.

+ Bố cục:

  • Hai câu thơ đầu.
  • Hai câu thơ cuối.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Hai câu thơ đầu

- Nghệ thuật: so sánh: vận nước như... -> sự bền chặt dài lâu, sự phát triển hưng thịnh của đất nước.

- Ở câu hai: tác giả mượn hình ảnh thiên nhiên để nói về vận nước -> khẳng định vận may của đất nước, nói lên niềm tin của tác giả vào vận nước.

-> Tâm trạng: phơi phới niềm vui, niềm tự hào, lạc quan của tác giả.

- Tác giả đã sáng tác nên bài thơ nhằm chuyển tải những thông điệp ý nghĩa về cách làm sao để đất nước phát triển. Hai từ "vận nước" ở đây được hiểu là tình hình đất nước thịnh hay suy, nó được sử dụng như những sợi mấy leo quấn quýt bởi nó có ảnh hưởng lớn tới nhiều yếu tố khác, vận nước ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân, nhân dân có thịnh hay suy hay không đều là do vận nước quy định, nó có tầm ảnh hưởng lớn đến tình hình của nhân dân, nhân dân ấm no hạnh phúc khi được sống trong cảnh thái bình, nhân dân được tự do hạnh phúc, trong khi ở cõi trời Nam đang mở ra một cảnh thái bình nhân dân có cơm ăn áo mặc có được cuộc sống sung túc và giàu tình yêu thương giữa con người với con người.

=> Tác giả đã thể hiện những hoài bão, mong muốn làm sao cho nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Tuyên ngôn của hai câu thơ đầu là mục đích, là khát vọng hòa bình của tác giả đối với vận mệnh của đất nước, tiếp theo tác giả đã nói về quá trình đánh tan giặc ngoại xâm để giành được độc lập cho dân tộc muốn cho đất nước được thịnh vượng, phát triển, thái bình.

2.2. Hai câu thơ cuối

- Thuật ngữ "vô vi":

+ Lão Tử: thuận theo lẽ tự nhiên, không làm gì trái quy luật tự nhiên.

+ Trong tác phẩm: "Vô vi" theo tinh thần nho giáo, vừa dùng đức của bản thân để cảm hoá dân, làm cho dân tin phục, khi nhân dân đã tin phục thì xã hội tự đạt được trạng thái trị bình.

-> Tác giả đã dùng triết lí của nhà Phật khi sử dụng cụm từ "vô vi", chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng "vô vi" ở đây có ý nghĩa rất sâu sắc nó khuyên ngăn con người trở thành một người tài đức và có sự ảnh hưởng lớn tới nghệ thuật xây dựng hình tượng của tác giả đó là một hình ảnh về một đất nước hào hùng, trong hai cau thơ đâu đó là tình yêu mến đối với đất nước những mong ước của tác giả về một thời kì thịnh vượng, tác giả đang có những cảm xúc lớn lao đối với nó và cũng ảnh hưởng sâu rộng tới hình ảnh về một đất nước anh hùng hòa bình, nhân dân được sống một cuộc sống hết sức anh hùng và hào hùng, chúng đã tạo nên một âm điệu và cả những cảm hứng rất lớn và sâu sắc trong lòng người đọc, khát khao hòa bình, đó là những tình cảm đặc biệt mà tác giả thể hiện trong bài thơ này, đó là niềm tin tươi sáng và mở ra cho mỗi chúng ta những hình tượng thơ đặc sắc.

- Khái niệm: Cư, điện các:

+ Cư: cư xử, điều hành.

+ Điện các: nơi triều đình.

=> Tác giả sử dụng những triết lí nhà Phật nhằm nêu lên ý nghĩa sâu sắc của đạo Phật, từ đó tác giả muốn gửi lời khuyên đến nhà vua trong điều hành chính sự nên "vô vi", thuận theo quy luật tự nhiên dùng phương pháp đức trị, lấy đức mà giáo dân thì đất nước thái bình, thình trị (không đao binh chiến tranh). Hai câu thơ cuối tác giả đã nói về quá trình đấu tranh để đạt được độc lập tự do và nó mang một âm hưởng nhẹ nhàng và có sức lay chuyển mạnh mẽ tới người đọc, và những điều đó đã tạo nên trong con người của tác giả những cảm xúc đặc biệt và mang những điều thật lạ lùng, sự đấu tranh đó diễn ra trong một quá trình không phải một ngày hai ngày mà nó là cả một quá trình, quá trình hành động và phát triển trong nhân dân, cho dân chúng, nó mang những âm hưởng của đời sống và có sức gợi tả sâu sắc.

3. Tổng kết

- Về nội dung:

+ Thể hiện khát vọng hoà bình và truyền thống yêu chuộng hoà bình của dân tộc Việt Nam. Từ đó, mọi người dân Việt Nam cần có ý thức trách nhiệm và niềm tin lạc quan vào tương lai của đất nước.

+ Đồng thời, hiểu hơn về quan niệm "Vận nước" của tác giả.

+ Tác phẩm có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn hoà bình ngắn gọn, hàm súc.

- Về nghệ thuật:

+ Lời thơ ngắn gọn, ý thơ hàm súc trong việc khẳng định chân lí.

+ Câu thơ: có nội dung và hình thức như châm ngôn.

4. Luyện tập

Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của bản thân về bài thơ "Vận nước".

Gợi ý trả lời:

"Vận nước" là bài thơ có những nét nghĩa khó hiểu nhưng nó lại mang những ý nghĩa vô cùng sâu sắc, cụ thể bài thơ biểu lộ được một cái tầm cao về chính trị trong sách lược dựng nước, giải bày một tấm lòng yêu nước, thương dân, một niềm khao khát hoà bình, một niềm tin về vận nước vững bển, thịnh vượng. Hơn một nghìn năm trôi qua, bài thơ "Quốc tộ" của Đỗ Pháp Thuận vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa. Vận nước thời Tiền Lê là thái bình, là tắt đao binh. Vận nước ngày nay là đổi mới, dân giàu nước mạnh, hiện đại hoá, công nghiệp hóa đất nước. Có thể nói bài thơ là kế dựng nước mà Đỗ Pháp Thuận tâu lên vua Lê Đại Hành. Lời thơ thể hiện ước vọng, nguyện vọng sâu xa của nhân dân ta thời bấy giờ: muốn đất nước thịnh trị, nhân dân được sống yên vui, thái bình.

Câu 2: Em hiểu như thế nào về cụm từ "Vô vi" trong bài thơ "Vận nước"?

Gợi ý trả lời:

- Cụm từ "vô vi" mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ không chỉ đơn giản là phản ánh tình hình đất nước hiện tại mà nó còn mang ý nghĩa khuyên con người hành động hợp với lẽ tự nhiên.

- Tác giả đã nêu lên khái niệm "vô vi" và đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm của nhà vua là phải tu nhân tích đức, phải có sức cảm hóa dân mới được nhân dân khâm phục, noi gương làm theo.

- Muốn nói đến trách nhiệm cao cả của nhà vua đối với muôn dân. Đức sáng, tâm trong mới quy tụ được sức dân.

- "Vô vi" có thể hiểu một cách khái quát nhất chính là làm sao không nhũng nhiễu đời sống nhân dân, tự mình gây hấn... để cho nhân dân yên hưởng thái bình. Nhà vua phải hiểu được dân, ứng xử với dân hợp lí với qui luật tự nhiên ấy chẳng phải là kế sách trị nước lâu dài trong quan hệ nhân quả đó.

5. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Ý thức trách nhiệm và niềm tin lạc quan vào tương lai của đất nước.

- Khát vọng hoà bình và truyền thống yêu chuộng hoà bình của dân tộc Việt Nam.

- Hiểu được thuật ngữ "vô vi", các khái niệm: "cư, các điện".

Ngày:17/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM