Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

eLib giới thiệu đến các em bài học Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự với nội dung chính để viết một bài văn tự sự, cần lựa chọn được các sự việc, chi tiết tiêu biểu. Sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính ccahs nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện. Mời các em cùng tham khảo bài học.

Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

1. Khái niệm

- Tự sự  là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác. Trong văn bản tự sự, mỗi sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác. 

- Trong mỗi sự việc có nhiều chi tiết. Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động...của nhân vật, tập trung thể hiện rõ sự việc. Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện.

2. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu

- Sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính ccahs nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện.

3. Luyện tập

Câu 1: Trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về, Hô-me-rơ kể về chuyện gì hãy giải thích?

Gợi ý trả lời:

a) Trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về, Hô-me-rơ kể chuyện về tình yêu, lòng chung thuỷ của đôi vợ chồng xa cách nhau hai mươi năm, nay được gặp lại.

b) Ở phần cuối đoạn trích, tác giả đã chọn sự việc Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp dùng chiếc giường đặc biệt mà chỉ hai người biết để thử thách trí tuệ và tình cảm của ‘nhau. Đây là sự việc tiêu biểu được kể bằng một số chi tiết đặc sắc.

Có thể coi đây là một thành công của Hô-me-rơ trong nghệ thuật kể chuyện, vì qua việc lựa chọn và kể lại sự việc tiêu biểu với những chi tiết đặc sắc như thế, câu chuyện thêm hấp dẫn, tính cách, phẩm chất hai nhân vật Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp được tô đậm, ý nghĩa của văn bản được nhấn mạnh.

Câu 2: Khi kể chuyện cổ tích Tấm Cám, nhiều người cho rằng, trong một chuỗi sự việc Tấm biến hoá để chống lại mẹ con Cám thì sự biến hoá lần thứ tư (Tấm hoá thành quả thị chín vàng, thơm ngát) là tiêu biểu nhất. Ý kiến của anh (chị) như thế nào ? Nếu tán thành thì hãy giải thích vì sao.

Gợi ý trả lời:

Sự việc Tấm hoá thành quả thị chín vàng, thơm ngát đúng là sự việc tiêu biểu nhất trong truyện Tấm Cám.

- Ở những lần hoá thân trước (thành vàng anh, xoan đào, khung cửi), tuy che giấu được hình hài nhung Tấm vẫn để lộ tiếng nói (khi “phơi áo chồng tao”, lúc lại “lấy tranh chồng chị…”) nên đã bị Cám phát hiện, giết chết. Ẩn mình trong quả thị, lần này Tấm “im lặng” không nói, khiến Cám không thể phát hiện.

- Ở những lần trước, Tấm ẩn náu quẩn quanh trong hoàng cung – nơi Cám, hiện thân của cái ác đang làm hoàng hậu – nên khó an toàn. Lần này Tấm ra khỏi hoàng cung, lánh xa cái ác để sống giữa cuộc đòi, gần gũi nhân dân.

- Hương thơm, vẻ đẹp của quả thị đã dẫn dắt bà lão hàng nước… Do đó, Tấm đã được nương thân trong tấm lòng thơm thảo, chở che của con ngưòi nhân hậu, để tìm lại cuộc sống và hạnh phúc.

- Có thể nói sự việc Tấm hoá thành quả thị toả hương bên đường vừa chứng tỏ trí thông minh của cô gái nghèo vừa hợp lí để dẫn dắt câu chuyện kết thúc có hậu. Đó là chi tiết, sự việc tiêu biểu nhất của truyện.

4. Kết luận

- Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác. Trong văn bản tự sự, mỗi sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác. 

- Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động...của nhân vật, tập trung thể hiện rõ sự việc. Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện.

Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM