Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 25: Thực hành: Phân tích bản đồ dân cư thế giới

Dựa theo nội dung SBT Địa lí 10 eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập Bài thực hành: Phân tích bản đồ dân cư thế giới. Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích với các em học sinh.

Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 25: Thực hành: Phân tích bản đồ dân cư thế giới

1. Giải bài 1 trang 66 SBT Địa lí 10

Đọc bản đồ hình 25 trong SGK, xác định các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc.

- Đọc bảng chú giải.

+ Các vùng thưa dân (2) có màu............

+ Các vùng đông dân (101 đến 200 người/km2 và trên 200 người/km2) có màu.......... và màu..........

- Xác định các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc (chú ý: không ghi tên nước mà cần khái quát thành khu vực. Có thể tham khảo thêm bảng phụ lục ở các trang 87 và 88 SGK).

+ Các khu vực thưa dân:......................

+ Các khu vực đông dân:......................

Phương pháp giải

Dựa vào hình đã cho và kĩ năng đọc và phân tích bản đồ để xác định các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc.

Gợi ý trả lời

- Đọc bảng chú giải:

+ Các vùng thưa dân (2) có màu trắng.

- Các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc:

+ Các vùng đông dân (101 đến 200 người/km2 và trên 200 người/km2) có màu vàng và màu đỏ.

+ Các khu vực thưa dân : Liên Bang Nga, Bắc Phi khu vực Xahara, Tây Trung Quốc, Ôxtrâylia, Canađa, Tây Hoa kì,…

+ Các khu vực đông dân : Đông á, Đông Nam Á, Tây Á,…

2. Giải bài 2 trang 66 SBT Địa lí 10

Giải thích sự phân bố dân cư trên thế giới.

Phương pháp giải

Dựa vào phân tích tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội để giải thích sự phân bố dân cư trên thế giới.

Gợi ý trả lời

Sự phân bố dân cư không đều là do tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội.

- Nhóm nhân tố tự nhiên:

+ Những nơi có khí hậu phù hợp với sức khỏe con người, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các hoạt động sản xuất => dân cư tập trung đông đúc (các vùng khí hậu ôn hòa, ấm áp, châu thổ các con sông, các vùng đồng bằng địa hình bằng phẳng đất đai màu mỡ…)

+ Những nơi có khí hậu khắc nghiệt (quá nóng hoặc quá lạnh, mưa nhiều quá hoặc không có mưa, các vùng núi cao) => dân cư thưa thớt.

- Nhóm nhân tố kinh tế-xã hội: 

+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất => Thay đổi phân bố dân cư.

+ Tính chất của nền kinh tế. Ví dụ hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ dân cư tập trung đông đúc hơn. 

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn ở những khu vực mới khai thác…

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM