Giải bài tập SGK Toán 10 Bài 1: Hàm số

Phần hướng dẫn giải bài tập Hàm số sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Đại số 10 Cơ bản và Nâng cao.

Giải bài tập SGK Toán 10 Bài 1: Hàm số

1. Giải bài 1 trang 38 SGK Đại số 10

Tìm tập xác định của các hàm số sau:

a) \(y= \frac{3x-2}{2x+1}\)

b) \(y= \frac{x-1}{x^{2}+2x-3}\)

c) \(y= \sqrt{2x+1}-\sqrt{3-x}\)

Phương pháp giải:

Tập xác định của hàm số \(y = f(x)\) là tập hợp tất cả các số thực \(x\) sao cho biểu thức \(f(x)\) có nghĩa.

Một số chú ý:

1) \(\dfrac{A}{B}\) có nghĩa khi \(B \ne 0\)

2) \(\sqrt A \) có nghĩa khi \(A \ge 0\)

3) \(\dfrac{1}{{\sqrt A }}\) có nghĩa khi \(A > 0\)

Hướng dẫn giải:

Câu a: Tìm tập xác định của hàm số \(y= \frac{3x-2}{2x+1}\)

Biểu thức \(\frac{3x-2}{2x+1}\) có nghĩa \(\Leftrightarrow 2x + 1 \neq 0\Leftrightarrow x\neq -\frac{1}{2}\)

Từ đây ta suy ra tập xác định của hàm số là \(D=R\setminus \left \{ \frac{-1}{2} \right \}\)

Câu b: Tìm tập xác định của hàm số \(y= \frac{x-1}{x^{2}+2x-3}\)

Biểu thức \(\frac{x-1}{x^{2}+2x-3}\) có nghĩa \(\Leftrightarrow x^2+2x-3\neq 0\)

\(\Leftrightarrow x^2-x+3x-3\neq 0\Leftrightarrow (x-1)(x+3)\neq 0\)

\(\Leftrightarrow x\neq 1\) và \(x\neq -3\)

Vì vậy tập xác định D của hàm số là \(D=\mathbb{R} \setminus (1;-3]\)

Câu c: Tìm tập xác định của hàm số \(y= \sqrt{2x+1}-\sqrt{3-x}\)

 Biểu thức \(\sqrt{2x+1}-\sqrt{3-x}\) có nghĩa \(\Leftrightarrow 2x+1\geq 0\) và \(3-x\geq 0\)

\(\Leftrightarrow x\geq -\frac{1}{2}\) và \(x\leq 3\)

Do đó \(D=- \left [ \frac{1}{2};3 \right ]\) là tập xác định của hàm số

2. Giải bài 2 trang 38 SGK Đại số 10

Cho hàm số \(y = \left\{ \begin{array}{l}
x + 1,{\rm{ }}x \ge 2\\
{x^2} - 2,{\rm{ }}x < 2
\end{array} \right.\)

Tính giá trị của hàm số tại \(x = 3, x = - 1, x = 2\)

Phương pháp giải:

Xem lại chú ý trong SGK Toán 10 Đại số trang 34.

Ta đối chiếu từng giá trị của x cụ thể với điều kiện trong hàm số sau đó ta thay vào hàm số đi theo điều kiện đó.

Hướng dẫn giải:

Khi \(x=3\geq 2\), nên giá trị của hàm số tại x = 3 là y = 3 + 1 = 4

Khi \(x = -1 < 2\), nên giá trị của hàm số tại x = -1 là y =(-1)2 - 2 = -1

Khi \(x = 2\geq 2\), nên giá trị của hàm số tại x = 2 là y = 2 + 1 = 3

3. Giải bài 3 trang 39 SGK Đại số 10

Cho hàm số \(y = 3 x^2 - 2x + 1\). Các điểm sau có thuộc đồ thị hay không?

a) M (- 1;6)

b) N (1;1)

c) P(0;1)

Phương pháp giải:

Để kiểm tra 1 điểm có thuộc đồ thị hàm số hay không ta thay x, y vào hàm số ban đầu nếu dấu bằng xảy ra thì điểm đó thuộc đồ thị hàm số đã cho.

Chú ý: Điểm \(A({x_0};{y_0})\) thuộc đồ thị \((G)\) của hàm số \(y = f(x)\) có tập xác định \(D\) khi và chỉ khi: 

\(\left\{ \matrix{
{x_0} \in D \hfill \cr 
f({x_0}) = {y_0} \hfill \cr} \right.\)

Hướng dẫn giải:

Đặt \( f(x) =3x^2-2x+1.\) Gọi đồ thị của hàm số \(y=f(x)\) là (C)

Điểm \(I(x;y) \in (C)x \Leftrightarrow y=f(x)( x\in D).\) 

Ta thấy \(f(-1)=3(-1)^2-2(-1)+1=6\Rightarrow M(-1;6)\in (C)\)

\(f(1)=3.1^2-2.1+1=2\neq 1 \Rightarrow N(1;1)\notin (C)\)

\(f(0)=3.0^2-2.0+1=1\Rightarrow P(0;1)\in (C)\)

4. Giải bài 4 trang 39 SGK Đại số 10

Xét tính chẵn lẻ của hàm số:

a) \(y = |x|\)

b) \(y = (x + 2)^2\)

c) \(y = x^3 + x\)

d) \(y = x^2 + x + 1\)

Phương pháp giải:

Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D\) gọi là hàm số chẵn nếu : \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = f\left( x \right)\).

Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D \) gọi là hàm số lẻ nếu : \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = - f\left( x \right)\).

Hướng dẫn giải:

Câu a: Xét tính chẵn lẻ của hàm số \(y = |x|\)

Hàm số y = |x| có tập xác định D = R vì |x| có nghĩa với mọi \(x\in R.\)

Do đó mọi \(x\in D,\) ta có \(x\in D\) hơn nữa ta có:

f(-x) = |-x| = |x| = f(x) (với f(x) = |x|)

Vì vậy f(x) là hàm số chẵn

Câu b: Xét tính chẵn lẻ của hàm số \(y = (x + 2)^2\)

Hàm số \(y = (x + 2)^2\) có tập xác định D = R do đó \(\forall x\in D, -x\in D\)

Tuy nhiên ta thấy \(\left\{\begin{matrix} f(-2)=0\neq 16 = f(2)\\ f(-2)=0\neq -16=-f(2) \end{matrix}\right.\) (với f(x) = (x + 2)2)

Vì vậy f(x) là không là hàm số chẵn và cũng không phải hàm số lẻ

Câu c: Xét tính chẵn lẻ của hàm số \(y = x^3 + x\)

Đặt \(f(x)=x^3+x.\)

Ta có hàm số đã cho có tập xác định là R, vì vậy với \(\forall x \in R\) ta có \(-x\in R\) và \(f(-x)=(-x)^3+(-x)=-x^3-x=-(x^3+x)=-f(x),\) do đó y = f(x) là một hàm số lẻ

Câu d: Xét tính chẵn lẻ của hàm số \(y = x^2 + x + 1\)

Hàm số đã cho có tập xác định D = R. Đặt f(x) = 2x + 1, ta có 1 và -1 đều thuộc D, tuy nhiên dễ thấy:

\(3=f(1)\neq f(-1)=-1\) và \(3=f(1)\neq -f(-1)=1\)

Do đó hàm số \(y=2x+1\) không là hàm số chẵn và cũng không là hàm số lẻ

Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM