Giải bài tập SGK Toán 10 Chương 5 Bài 1: Bảng phân bố tần số và tần suất

Phần hướng dẫn giải bài tập Bài Bảng phân bố tần số và tần suất sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Đại số 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SGK Toán 10 Chương 5 Bài 1: Bảng phân bố tần số và tần suất

1. Giải bài 1 trang 113 SGK Đại số 10

Cho các số liệu thống kê ghi trong bảng sau

Tuổi thọ của \(30\) bóng đèn điện được thắp thử (đơn vị: giờ)

a) Lập bảng phân bố tần số và bảng phân bố tần suất.

b) Dựa vào kết quả câu a, hãy đưa ra nhận xét về tuổi thọ của các bóng đền nói trên.

Phương pháp giải

- Trước hết ta kể ra các giá trị khác nhau là \(1150, 1160, 1170, 1180, 1190\).

- Với mỗi số liệu khác nhau ta đếm xem số ấy xuất hiện bao nhiêu lần trong bảng để có tần số của giá trị ấy.

- Tính tần suất tương ứng. 

Hướng dẫn giải

Câu a: Bảng phân bố tần số:

Bảng phân bố tần suất:

Câu b: Nhận xét: phần lớn các bóng đèn có tuổi thọ từ 1160 đến 1180 giờ.

2. Giải bài 2 trang 114 SGK Đại số 10

Cho bảng phân bố tần số ghép lớp sau

a) Lập bảng phân bố tần suất ghép lớp.

b) Dựa vào kết quả câu a, hãy nêu rõ trong 60 lá dương xỉ được khảo sát:

Số lá có chiều dài 30 cm chiếm bao nhiêu phần trăm?

Số lá có chiều dài từ 30 cm đến 50 cm chiếm bao nhiêu phần trăm?

Phương pháp giải

- Tính tần suất: \(F=\dfrac{f}{N}.100\%\) rồi lập bảng tần suất tương ứng.

- Dựa vào bảng tần suất để tính tổng số lá theo yêu cầu đề bài.

Hướng dẫn giải

Câu a: Bảng phân bố tần suất ghép lớp:

Câu b:

Tỉ lệ lá có chiều dài dưới 30 cm là:

13,3 + 30 = 43,3 %

Tỉ lệ lá có chiều dài từ 30 cm đến 50 cm là:

40 + 16,7 = 56,7 %

3. Giải bài 3 trang 114 SGK Đại số 10

Cho các số liệu thống kê ghi trong bảng sau

Khối lượng của \(30\) củ khoai tây thu hoạch được ở nông trường \(T\) (đơn vị: g).

Lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp, với các lớp sau

 \([70; 80); [80; 90); [90; 100); [100; 110);\)\( [110; 120]\).

Phương pháp giải

- Trước hết ta kể ra các giá trị khác nhau.

- Với mỗi số liệu khác nhau ta đếm xem số ấy xuất hiện bao nhiêu lần trong bảng để có tần số của giá trị ấy.

- Tính tần suất: \(F=\dfrac{f}{N}.100\%\) rồi lập bảng tần suất tương ứng.

Hướng dẫn giải

Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp

4. Giải bài 4 trang 114 SGK Đại số 10

Cho các số liệu thống kê ghi trong bảng sau

Chiều cao của \(35\) cây bạch đàn (đơn vị: \(m\))

a) Lập bảng phân bố tần suất ghép lớp, với các lớp sau

\([6,5; 7,0); [7,0; 7,5); [7,5; 8,0); \)\([8,0; 8,5); [8,5; 9,0); [9,0;9,5]\).

b) Dựa vào kết quả của câu a), hãy nhận xét về chiều cao của \(35\) cây bạch đàn nói trên.

Phương pháp giải

- Trước hết ta kể ra các giá trị khác nhau.

- Với mỗi số liệu khác nhau ta đếm xem số ấy xuất hiện bao nhiêu lần trong bảng để có tần số của giá trị ấy.

- Tính tần suất: \(F=\dfrac{f}{N}.100\%\) rồi lập bảng tần suất tương ứng.

- Dựa vào bảng tần suất để nhận xét những giá trị có tuần suất lớn nhất và bé nhất.

Hướng dẫn giải

Câu a: Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp:

Câu b: Nhận xét:

- Cây bạch đàn có chiều cao từ 7,0 m đến gần 8,5 m chiếm tỉ lệ chủ yếu.

- Các cây bạch đàn cao từ 6,5 m đến gần 7,0 m hoặc cao từ 9,0 m đến 9,5 m chiếm tỉ lệ rất ít.

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM