Giải bài tập SGK Toán 10 Bài 3: Hàm số bậc hai

Phần hướng dẫn giải bài tập Hàm số bậc hai sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Đại số 10 Cơ bản và Nâng cao.

Giải bài tập SGK Toán 10 Bài 3: Hàm số bậc hai

1. Giải bài 1 trang 49 SGK Đại số 10

Xác định tọa độ của đỉnh và các giao điểm với trục tung, trục hoành (nếu có) của mỗi parabol.

a) \(y = x^2 - 3x + 2\)

b) \(y = - 2x^2 + 4x - 3\)

c) \(y = x^2 - 2x\)

d) \(y = - x^2 + 4\)

Hướng dẫn giải:

Cho parabol: \(y = a{x^2} + bx + c\,\,\left( {a \ne 0} \right)\):

Tọa độ đỉnh I của parabol là: \(I\left( { - \frac{b}{{2a}}; - \frac{\Delta }{{4a}}} \right)\)

Muốn xác định tọa độ giao điểm của parabol với trục tung thì ta cho  x = 0 sau đó tìm y.

Muốn xác định tọa độ giao điểm của parabol với trục hoành thì ta cho y = 0 sau đó tìm x.

Hướng dẫn giải:

Câu a: Xác định tọa độ của đỉnh và các giao điểm với trục tung, trục hoành (nếu có) của parabol \(y = x^2 - 3x + 2\)

Ta có: a = 1, b=-3,c=2

Hoành độ đỉnh: \({x_0} =  - \frac{b}{{2a}} \Rightarrow {y_0} =  - \frac{1}{4}\)

Vậy đỉnh  

\(x = 0 \Rightarrow y = 2:\) (P) cắt trục tung tại điểm A(0;2)\(I\left( {\frac{3}{2}; - \frac{1}{4}} \right)\)

\(y = 0 \Rightarrow {x^2} - 3x + 2 = 0 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\x = 2\end{array} \right.\)

(P) cắt trục hoành tại B(1;0) và C(2;0)

Câu b:  Xác định tọa độ của đỉnh và các giao điểm với trục tung, trục hoành (nếu có) của parabol \(y = - 2x^2 + 4x - 3\)

a=-2, b=4, c=-3

\({x_0} =  - \frac{b}{{2a}} = 1 \Rightarrow {y_0} =  - 1\)

Đỉnh I(1;-1), giao điểm với trục tung A(0;-3). (P) không cắt trục hoành

Câu c: Xác định tọa độ của đỉnh và các giao điểm với trục tung, trục hoành (nếu có) của parabol \(y = x^2 - 2x\)

Đỉnh I(1;-1), cắt trục tung tại O(0;0), cắt trục hoành tại O(0;0) và B(2;0)

Câu d: Xác định tọa độ của đỉnh và các giao điểm với trục tung, trục hoành (nếu có) của parabol \(y = - x^2 + 4\)

Đỉnh I(0;4) cắt trục tung tại A(0;4), cắt trục hoành tại B(2;0) và C(-2;0)

2. Giải bài 2 trang 49 SGK Đại số 10

Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số

a) \(y = 3x^2- 4x + 1\)

b) \(y = - 3x^2 + 2x - 1\)

c) \(y = 4x^2- 4x + 1\)

d) \(y = - x^2 + 4x - 4\)

e) \(y = 2x^2+ x + 1\)

f) \(y = - x^2 + x - 1\)

Phương pháp giải:

Dựa vào đồ thị của hàm số \(y= a x^2 + bx + c\) ( a khác 0), ta có bảng biến thiên của nó trong hai trường hợp a > 0 và a < 0 như sau:

Cách vẽ:

Bước 1: Xác định tọa độ của đỉnh \(I\left( { - \frac{b}{{2a}}; - \frac{\Delta }{{4a}}} \right)\)

Bước 2: Vẽ trục đối xứng \(x =  - \frac{b}{{2a}}\)

Bước 3: Xác định tọa độ các giao điểm của parabol với trục tung, trục hoành ( nếu có)

Xác định thêm một số điểm thuộc đồ thị để vẽ đồ thị chính xác hơn.

Bước 4: Vẽ parabol

Khi vẽ parabol cần lưu ý đến dấu của hệ số a (a > 0 thì bề lõm quay lên trên); (a < 0 thì bề lõm quay xuống dưới).

Hướng dẫn giải:

Câu a: Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số \(y = 3x^2- 4x + 1\)

Hoành độ đỉnh \({x_0} =  - \frac{b}{{2a}} = \frac{2}{3} \Rightarrow {y_0} =  - \frac{1}{3}\)

Đỉnh \(I\left( {\frac{2}{3}; - \frac{1}{3}} \right)\)

Trục đối xứng: \(x = \frac{2}{3}\)

Giao điểm với Oy là A(0;1)

Bảng biến thiên

Đồ thị

Câu b: Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số \(y = - 3x^2 + 2x - 1\)

Đỉnh \(I\left( {\frac{1}{3}; - \frac{2}{3}} \right)\)

Trục đối xứng: \(x = \frac{1}{3}\)

Giao điểm với Oy là A(0;-1)

Bảng biến thiên

Đồ thị

Câu c: Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số \(y = 4x^2- 4x + 1\)

Đỉnh \(I\left( {\frac{1}{2};0} \right)\)

Trục đối xứng: \(x = \frac{1}{2}\)

Giao điểm với Oy là A(0;1)

Bảng biến thiên

Đồ thị

Câu d: Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số \(y = - x^2 + 4x - 4\)

Đỉnh \(I\left( {2;0} \right)\)

Trục đối xứng: \(x = 2\)

Giao điểm với Oy là A(0;-4)

Bảng biến thiên

Đồ thị

 

Câu e: Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số \(y = 2x^2+ x + 1\)

Đỉnh \(I\left( { - \frac{1}{4};\frac{7}{8}} \right)\)

Trục đối xứng: \(x =  - \frac{1}{4}\)

Giao điểm với Oy là A(0;1)

Bảng biến thiên

Đồ thị

Câu f: Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số \(y = - x^2 + x - 1\)

Đỉnh \(I\left( {\frac{1}{2}; - \frac{3}{4}} \right)\)

Trục đối xứng: \(x = \frac{1}{2}\)

Giao điểm với Oy là A(0;-1)

Bảng biến thiên 

Đồ thị 

3. Giải bài 3 trang 49 SGK Đại số 10

Xác định parabol \(y = ax^2 + bx + 2\), biết rằng parabol đó:

a) Đi qua hai điểm \(M(1; 5)\) và \(N(- 2; 8)\)

b) Đi qua hai điểm \(A(3;- 4)\) và có trục đối xứng là x=\(\frac{{ - 3}}{2}\)

c) Có đỉnh là \(I(2;- 2)\)

d) Đi qua điểm \(B(- 1; 6)\) và tung độ của đỉnh là \(\frac{{ - 1}}{4}\)

Hướng dẫn giải:

Thay tọa độ các điểm M, N vào phương trình parabol.

Giải hệ phương trình và kết luận.

Hướng dẫn giải:

Câu a: Xác định parabol \(y = ax^2 + bx + 2\) đi qua hai điểm \(M(1; 5)\) và \(N(- 2; 8)\)

Parabol \(y = {\rm{a}}{{\rm{x}}^2} + bx + 2\)  đi qua hai điểm M(1;5), N(-2;8)

\(\left\{ \begin{array}{l}a + b = 3\\4a - 2b + 2 = 8\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a + b = 3\\4a - 2b = 6\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2\\b = 1\end{array} \right.\)

Vậy parabol là: \(y = 2{x^2} + x + 2\)

Câu b: Xác định parabol \(y = ax^2 + bx + 2\) đi qua hai điểm \(A(3;- 4)\) và có trục đối xứng là x=\(\frac{{ - 3}}{2}\)

Ta tìm a, b thoả: \(\left\{ \begin{array}{l}9a + 3b + 2 =  - 4\\ - \frac{3}{2} =  - \frac{b}{{2a}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}9a + 3b =  - 6\\b = 3a\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a =  - \frac{1}{3}\\b =  - 1\end{array} \right.\)

Vậy parabol: \(y =  - \frac{1}{3}{x^2} - x + 2\)

Câu c: Xác định parabol \(y = ax^2 + bx + 2\) có đỉnh là \(I(2;- 2)\)

 Từ giả thiết, ta có: \(\frac{{ - b}}{{2a}} = 2;\frac{{ - \Delta }}{{4a}} =  - 2\)  hay b =-4a và \[8a{\rm{ }} - {b^2} =  - 8a.\]

Suy ra: a = 1; b =-4.Vậy \(y = {x^2} - 4x + 2.\)

Câu d: Xác định parabol \(y = ax^2 + bx + 2\) đi qua điểm \(B(- 1; 6)\) và tung độ của đỉnh là \(\frac{{ - 1}}{4}\)

Từ giả thiết, ta có: \(6 = a - b + 2;\frac{{ - \Delta }}{{4a}} =  - \frac{1}{4}\) hay \(a - b = 4\)  và \(8a - {b^2} =  - a\)

Suy ra: a = 1; b = -3 hoặc a = 16; b = 12

Vậy: \(y = {x^2} - 3x + 2\) hoặc \(y = 16{x^2} + 12x + 2\)

4. Giải bài 4 trang 50 SGK Đại số 10

 Xác định a, b, c, biết parabol \(y = ax^2 + bx + c\) đi qua điểm A(8; 0) và có đỉnh I(6; - 12)

Phương pháp giải:

Tọa độ đỉnh của parabol: \(y = ax^2+ bx + c\) là: \(I\left( { - \dfrac{b}{{2a}}; - \dfrac{\Delta }{{4a}}} \right)\)

Hướng dẫn giải:

Theo đề bài ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}64a + 8b + c = 0\\ - \frac{b}{{2a}} = 6\\ - \frac{\Delta }{{4a}} =  - 12\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}64a + 8b + c = 0\\12a + b = 0\\4ac - {b^2} =  - 48a\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}b =  - 12a\\c = 32a\\128{a^2} - 144{a^2} =  - 48a\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 3\\b =  - 36\\c = 96\end{array} \right.\)

Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM