Giải SBT Sinh 7 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh

Hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 7 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh được eLib tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập kiến thức về đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh từ đó có thể so sánh và phân một số động vật trong ngành. Mời các em cùng tham khảo.

Giải SBT Sinh 7 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh

1. Giải bài 1 trang 10 SBT Sinh học 7

Nêu đặc điểm chung của Động vật nguyên sinh.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh

Hướng dẫn giải

Động vật nguyên sinh có các đặc điểm chung sau:

  • Cơ thể có kích thước hiển vi và chỉ là 1 tế bào, nhưng khác với tế bào của động vật đa bào ở chỗ : đó là một cơ thể độc lập thực hiện đầy đủ các chức năng của
  • một cơ thể sống.
  • Động vật nguyên sinh có các bào quan khác nhau để thực hiện các chức năng sống như: dinh dưỡng, bài tiết, di chuyển...
  • Hầu hết chúng sống ở nước, số nhỏ sống ở đất ẩm và kí sinh.

Đại diện của Động vật nguyên sinh

 a) Trùng roi xanh ; b) Trùng biến hình ; c) Trùng giày ; d) Bào xác kiết lị

1. Nhân ; 2. Chất nguyên sinh ; 3. Chân giả ; 4. Roi; 5. Lông bơi;

6. Không bào tiêu hoá ; 7. Không bào co bóp; 8. Diệp lục ; 9. Hạt dự trữ; 10. Điểm mắt ;  11. vỏ bào xác

2. Giải bài 5 trang 12 SBT Sinh học 7

Động vật nguyên sinh có những vai trò quan trọng gì ?

Phương pháp giải

Xem lý thuyết Vai trò thực tiễn của ngành động vật nguyên sinh

Hướng dẫn giải

Động vật nguyên sinh có các vai trò quan trọng sau:

  • Chúng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn ở nước (là thức ăn không thể thiếu của giáp xác nhỏ và nhóm này lại là thức ăn quan trọng của cá).
  • Là một trong các chỉ thị về độ trong sạch của môi trường nước.
  • Hoá thạch của chúng còn là chỉ thị của tuổi các địa tầng và tài nguyên khoáng sản. Một số tham gia hình thành vỏ trái đất.
  • Nhiều động vật nguyên sinh kí sinh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho người và động vật (như bệnh sốt rét, bệnh kiết lị, bệnh ngủ... ở người, bệnh cầu trùng ở thỏ…).

3. Giải bài 5 trang 14 SBT Sinh học 7

Hãy ghi vào bảng sau để phân biệt 3 loài động vật nguyên sinh chính.

Phương pháp giải

Động vật nguyên sinh gồm trùng roi, trùng biến hình, trùng giày đều có đời sống tự do 

Hướng dẫn giải

Bảng phân biệt 3 loài động vật nguyên sinh chính.

4. Giải bài 6 trang 14 SBT Sinh học 7

Động vật nguyên sinh có nuôi được không và nếu nuôi được thì có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải

Các động vật nguyên sinh sống tự do có thể nuôi dễ dàng

Hướng dẫn giải

Động vật nguyên sinh nuôi được và dễ nuôi. Cách nuôi như sau :

  • Chỉ cần cắt cỏ hay rơm ngâm trong nước là vài ngày sau ta có động vật nguyên sinh. Vì cỏ. rơm thối ra, làm vi khuẩn phát triển, là thức ăn cho động vật nguyên sinh. Các bào xác của chúng đang bám trên cỏ, rơm, lập tức trở lại hoạt động.
  • Cũng cách làm như thế mà người phát minh ra kính hiển vi cách đây 2 thế kỉ (Lơven Húc) đã tìm ra động vật nguyên sinh và ông đã đặt tên chúng là trùng cỏ.
  • Việc nuôi động vật nguyên sinh có ý nghĩa để chủ động có mẫu vật sống phục vụ các buổi thực hành và quan sát chúng trong nhà trường, hoặc bất kì ở đâu.

5. Giải bài 1 trang 15 SBT Sinh học 7

Đặc điểm đủ để giúp nhận biết động vật nguyên sinh là

A. Có kích thước hiển vi.

B. Cơ thể chỉ là một tế bào.

C. Là cơ thể độc lập, có các bào quan để thực hiện mọi chức năng của cơ thể.

D. Cả B và C.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh

Hướng dẫn giải

Đặc điểm đủ để giúp nhận biết động vật nguyên sinh là: cơ thể đơn bào, có các bào quan để thực hiện mọi chức năng của cơ thể.

Chọn D

6. Giải bài 2 trang 15 SBT Sinh học 7

Động vật nguyên sinh có thể tìm thấy ở

A. Váng ao, hồ.

B. Nước mưa.

C. Nước giếng khoan.        

D. Nước máy.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết môi trường sống của động vật nguyên sinh

Hướng dẫn giải

Động vật nguyên sinh có thể tìm thấy ở váng ao, hồ; vũng nước tù, đọng ..

Chọn A

7. Giải bài 6 trang 16 SBT Sinh học 7

Động vật nguyên sinh di chuyển bằng

A. Lông bơi.

B. Roi.

C. Chân giả.

D. Cả A, B và C.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết về cách di chuyển của động vật nguyên sinh

Hướng dẫn giải

Trùng roi di chuyển bằng roi; trùng giày di chuyển bằng lông bơi, trùng biến hình di chuyển bằng chân giả.

Chọn D

8. Giải bài 7 trang 16 SBT Sinh học 7

Động vật nguyên sinh không có khả năng tiếp nhận và phản ứng với các kích thích

A. Cơ học.

B. Hoá học.

C. Ánh sáng.

D. Âm nhạc.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.

Động vật nguyên sinh chưa có hệ thần kinh.

Hướng dẫn giải

Động vật nguyên sinh không có khả năng tiếp nhận và phản ứng với các kích thích âm nhạc

Chọn D

9. Giải bài 9 trang 16 SBT Sinh học 7

Động vật nguyên sinh thực hiộn chức năng tiêu hoá ở

A. Không bào co bóp

B. Màng cơ thể.

C. Không bào tiêu hoá

D. Chất nguyên sinh.

Phương pháp giải

Đa số động vật nguyên sinh dị dưỡng, một số có khả năng tự dưỡng.

Hướng dẫn giải

Động vật nguyên sinh thực hiện chức năng tiêu hoá ở không bào tiêu hoá

Chọn C

10. Giải bài 11 trang 16 SBT Sinh học 7

Động vật nguyên sinh gây bệnh cho người là

A. Trùng biến hình

B. Trùng roi.

C. Trùng giày

D. Trùng bào tử.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh

Hướng dẫn giải

Động vật nguyên sinh gây bệnh cho người là trùng bào tử.

Chọn D

11. Giải bài 12 trang 16 SBT Sinh học 7

Chọn từ, cụm từ cho sẵn đế điển vào chỗ trông trong cấu sau cho phù hợp:

"Do kích thước nhỏ và khả năng hình thành (1)........... nên một số (2).......... dễ dàng (3)........... gây bệnh ở cơ thể động vật và người. Trong đó có bệnh(4)............ do muỗi Anôphen truyền bệnh và bệnh (5).............. do truyền bệnh qua đường tiêu hoá. Hai bệnh này đôi khi gây thành (6) .............." ở người.

A. Sốt rét

B. Kiết

C. Dịch trầm trọng

D. Bào xác

E. Động vật nguyên sinh

G. Kí sinh

Phương pháp giải

Xem lý thuyết Vai trò thực tiễn của ngành động vật nguyên sinh

Hướng dẫn giải

1. D

2. E

3. G

4. A

5. B

6. C

Ngày:30/08/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM