Soạn bài Các thao tác nghị luận Ngữ văn 10 tóm tắt

Trong đời sống cũng như trong văn chương, nghị luận là một hình thức quen thuộc và phổ biến trong mọi hoàn cảnh, tình huống khác nhau. Ngày hôm nay eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Các thao tác nghị luận. Mời các em cùng tham khảo bài soạn dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Soạn bài Các thao tác nghị luận Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 131 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Điền từ theo thứ tự sau: Tổng hợp, phân tích, quy nạp, diễn dịch.

b. Nhận xét và đánh giá:

- Tác giả dùng thao tác phân tích chứ không phải diễn dịch vì tác giả chia vấn đề thành bốn phần, bốn bộ phận khác nhau để xem xét chứ không phải từ một tiền đề chung để suy ra những cái riêng.

- Sử dụng thao tác này có tác dụng chia một nhận định thành các mặt để việc suy xét có tính đa chiều hơn.

- Trong đoạn trích "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", tác giả sử dụng kết hợp thao tác phân tích và diễn dịch vừa để xem xét hai mặt của mối quan hệ giữa hiền tài và đất nước, đồng thời thuyết phục người đọc và đưa ra kết luận: phải coi trọng việc bồi đắp hiền tài.

c.

- Kết luận trong lời tựa Trích diễm thi tập có được là do thao tác tổng hợp.

- Đoạn trích trong Hịch tướng sĩ sử dụng thao tác quy nạp. Những dẫn chứng đưa ra nhằm chứng minh cho luận điểm "các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?"

d.

- Nhận định thứ nhất đúng với điều kiện tiền đề diễn dịch phải chân thực và cách diễn dịch cũng thật chính xác.

- Nhận định thứ hai chưa đúng vì một khi quy nạp chưa đầy đủ ý thì mối liên hệ giữa tiền đề và kết luận chưa chắc chắn.

- Nhận định thứ ba đúng vì phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì quá trình phân tích mới có giá trị.

2. Soạn câu 2 trang 133 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Tác giả sử dụng thao tác so sánh.

- Câu văn được viết nhằm nhấn mạnh đến sự giống nhau.

b. Đoạn văn sử dụng thao tác so sánh, nhấn mạnh sự khác nhau

- Thao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau và so sánh nhằm nhận ra sự khác nhau.

c. Ý kiến có lí khi mà trong so sánh ta đòi hỏi đối tượng so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản. Nhưng không nên vì thế mà hoài nghi tác dụng của so sánh, bởi vì so sánh sẽ giúp ta nhận thức về đối tượng một cách rõ nét và sâu sắc hơn.

- Câu trả lời thứ hai chưa đúng, các câu còn lại đều đúng.

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 134 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Tác giả muốn chứng minh “thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hóa dân gian, văn học dân gian”

  • Để chứng minh vấn đề này tác giả sử dụng thao tác lập luận phân tích và quy nạp

  • Tác giả chia vấn đề thành các luận điểm nhỏ để chứng minh thấu đáo và cặn kẽ hơn

  • Câu kết của đoạn có tính quy nạp, nâng tầm giá trị của văn nghệ lên một tầng cao hơn

4. Soạn câu 2 luyện tập trang 135 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

 Đoạn văn nghị luận về động cơ học tập.

Đều đến trường đúng giờ mỗi sáng, đều khoác trên vai ba lô sách vở và đồ dùng học tập, đều bận rộn học hành thi cử, ấy vậy mà động lực thôi thúc các bạn học sinh chưa hẳn đã giống nhau hay giống như chúng ta hằng nghĩ. Có bạn ra sức học hành, thi đua với bạn này bạn khác trong lớp vì mục tiêu là chiếc máy ipad cha mẹ đã hứa làm phần thưởng vào cuối kì học. Có bạn cày ngày cày đêm, cố gắng làm con ngoan trò giỏi vì sợ bị mắng, bị phê bình. Có bạn lại học chỉ đơn giản vì yêu thích những điều mới mẻ, thú vị mà tri thức đem lại. Và có cả những bạn bước chân đến trường chỉ vì mình đang tuổi đi học và đến trường là nghĩa vụ, việc học là một điều gì đó nhàm chán và đơn điệu hết mức. Và còn biết  bao động cơ khác ẩn sau mỗi bước chân học trò tới lớp.

Ngày:30/12/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM