Soạn bài Phú sông Bạch Đằng Ngữ văn 10 tóm tắt

eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Soạn bài Phú sông Bạch Đằng Ngữ văn 10. Nội dung bài soạn này nhằm giúp các em nắm được chủ đề chính của tác phẩm. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé.

Soạn bài Phú sông Bạch Đằng Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 7 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Bố cục bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu cũng giống bố cục của một bài phú nói chung:

+ Đoạn 1. “Khách có kẻ… luống còn lưu”: Giới thiệu nhân vật khách và tráng trí của ông, cảm xúc

+ Đoạn 2. “Bên sông các bô lão… chừ lệ chan”: Cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện của các bô lão

+ Đoạn 3. “Rồi vừa đi… lưu danh”: Lời bình luận của các bô lão

+ Đoạn 4. Còn lại: Lời kết, bình luận của nhân vật khách.

2. Soạn câu 2 trang 7 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a) Nhân vật “khách” trong trong tác phẩm này thể hiện một phần cái tôi của tác giả. “Khách” giương buồm dong gió lướt bể chơi trăng nhưng mục đích không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn để tìm hiểu mảnh đất từng ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc. Khách xuất hiện với tư thế của con người đi nhiều, hiểu biết rộng, lại có tâm hồn phóng khoáng, chí hướng lớn lao:

b) Những địa danh này chia thành hai loại: Loại địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc, tác giả “khách” đi qua chủ yếu bằng sách vở, bằng tưởng tượng. Những địa danh này đều gắn với không gian to rộng phù hợp với “tráng chí bốn phương”. Loại địa danh thứ hai gắn với không gian cụ thể trên đất Việt Nam, ví dụ cửa Đại Than, bến Đông Triều,… Những địa danh này đều có thực và đang hiển hiện ngay trước mắt. Cảnh được nhà thơ miêu tả cũng như trên, rất hùng vĩ và hoành tráng:

3. Soạn câu 3 trang 7 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Chúng ta thấy cảm xúc của nhân vật "Khách" trước hình ảnh Bạch Đằng đó là một tâm trạng vui buồn lẫn lộn, vui vì tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc nhưng buồn vì tiếc nuối xót thương những anh hùng đã khuất. Đây là một nỗi buồn cao đẹp đầy tính nhân văn. Giọng văn trở nên man mác, bâng khuâng.

4. Soạn câu 4 trang 7 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Bô lão đóng vai trò người kể chuyện trong bài phú này:

+ Các bô lão kể về những chiến công, nhất là chiến công của “nhị thánh” cho “khách” nghe. 

- Giọng điệu của các bô lão đầy nhiệt huyết, tự hào khi kể.

- Có thể thấy ta thắng giặc vì địa thế núi sông hiểm trở, hơn nữa, do ta có nhân tài mà chí hướng, sức mạnh có thể nuốt sao Ngưu.

5. Soạn câu 5 trang 7 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Ở đoạn ba thấm đẫm tính triết lí:

+ Lời ca của Bô lão mang âm hưởng sử thi, một chân lí vĩnh cửu cũng chảy mãi như dòng sông: bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ.

+ Lời nối tiếp của “khách” có ý nghĩa tổng kết, vừa ca ngợi công đức hai vị vua anh minh, vừa bày tỏ khát vọng hoà bình muôn thuở, yếu tố được nhấn mạnh.

--> Đó là tư tưởng nhân văn hết sức cao đẹp của dân tộc ta.

6. Soạn câu 6 trang 7 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Giá trị nội dung: Ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc ta. Bên cạnh đó thể hiện tinh thần yêu nước và tư tưởng nhân văn qua việc đề cao con người.

- Giá trị nghệ thuật: Bố cục chạt chẽ, nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình vừa giàu triết lí, ngôn từ giàu suy tư.

Ngày:17/12/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM