Soạn bài Khái quát văn hoc dân gian Việt Nam tóm tắt

Văn học dân gian là bộ phận quan trọng hợp thành của văn học Việt Nam, các em soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam để bổ sung thêm cho mình các kiến thức về đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam, các thể loại tiêu biểu giá trị của văn học dân gian trong các mặt của đời sống xã hội Việt Nam.

Soạn bài Khái quát văn hoc dân gian Việt Nam tóm tắt

1. Câu 1 trang 19 sgk Ngữ Văn 10 tóm tắt

  • Tính truyền miệng: là quá trình diễn xướng dân gian dưới các hình thức như: hát, nói, kể, diễn,…Đặc trưng của quá trình này là việc sáng tác và lưu truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác không được diễn ra bằng việc viết chữ mà bằng việc sử dụng lời nói.

  • Tính tập thể: là quá trình sáng tác tập thể, bắt đầu từ một người khởi xướng, sau đó tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Những địa phương khác nhau, các thế hệ khác nhau tiếp tục lưu truyền, sửa chữa, bổ sung các tác phẩm dân gian theo quan niệm nghệ thuật và khả năng của riêng mình.

2. Câu 2 trang 19 sgk Ngữ Văn 10 tóm tắt

Thần thoại: là tác phẩm tự sự dân gian kể về các vị thần qua đó phản ánh ước mơ, khát vọng chinh phục tự nhiên của con người cổ đại. 
Vd: Con rồng cháu Tiên

Sử thi: là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô và số lượng đồ sộ, thường sử dụng ngôn ngữ hát nói, có vần, nhịp kể về một hay nhiều biến cố diễn ra trong cộng đồng
Vd: Đẻ đất, đẻ nước

Truyền thuyết: là tác phẩm tự sự dân gian tái hiện lại các sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại đối với quốc gia, dân tộc.
Vd: Sơn tinh, thủy tinh

Truyện cổ tích: là tác phẩm tự sự dân gian với cốt truyện tưởng tượng hư cấu về cuộc đời, số phận của những dân vật bất hạnh kém may mắn trong cuộc sống. Đồng thời thể hiện ước mơ về một tương lai tốt đẹp
Vd: Sọ dừa, Tấm cám

Truyện ngụ ngôn: là tác phẩm tự sự dân gian với dung lượng ngắn gọn nhưng được kết cấu hết sức logic, chặt chẽ kể về các sự việc xoay quanh cuộc sống của con người. Qua đó gửi gắm một bài học mang triết lí nhân sinh vô cùng sâu sắc.
Vd: Thầy bói xem voi

Truyện cười: là tác phẩm tự sự dân gian mang tính chất gây cười, giải trí nhưng cùng với đó là sự phê phán, lên án những thói hư, tật xấu trong xã hội
Vd:  Lợn cưới áo mới

Tục ngữ: là sự đúc rút kinh nghiệm của nhân dân và được áp dụng vào trong đời sống hàng ngày
Vd: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

Câu đố: là những câu nói có vần, có nhịp điệu nhằm mục đích gây tiếng cười, giải trí và rèn luyện tư duy
Vd: Cái gì dài một gang tay/ Bé vẽ, bé viết ngày ngày ngắn đi (bút chì

Ca dao: là tác phẩm trữ tình có nguồn gốc từ nhân dân, là những lời ca tiếng hát nhằm diễn tả tâm tư, tình cảm của con người.
Vd:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
Vè: là lối kể mộc mạc, có vần, có nhịp của nhân dân lao động

Vd:
"Con ơi con ngủ cho ngoan

Để mẹ gánh nước đồng sâu chưa về"

Truyện thơ: là tác phẩm tự sự dân gian dưới hình thức thơ ca nhằm diễn tả tâm trạng, số phận bất hạnh và khát vọng hạnh phúc của con người. Vd: Tiễn dặn người yêu

Chèo: là tác phẩm kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình nhằm diễn tả đời sống tinh thần của con người. Vd: Mời trầu, Ngày xuân ước hẹn,...

3. Câu 3 trang 19 sgk Ngữ Văn 10 tóm tắt

  • Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng vô tận đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta trong sinh hoạt cũng như trong lao động. 

  • Có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Đó là tinh thần nhân đạo được thể hiện qua tình yêu thương đối với đồng loại, tinh thần đấu tranh, bảo vệ và giải phóng con người ra khỏi những bất công ngang trái của cuộc sống.

  • Có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng trong việc tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. 

Ngày:20/07/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM