Soạn bài Truyện Kiều: Phần 1: Tác giả Ngữ văn 10 tóm tắt

Bài soạn Truyện Kiều: Phần 1: Tác giả dưới đây sẽ giúp các em cùng tìm hiểu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Du. eLib mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích để các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Truyện Kiều: Phần 1: Tác giả Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 96 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:

- Thời đại và gia đình

+ Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

+ Ông sinh trường trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm => Điều kiện tốt nhất về giáo dục.

+ Nguyễn Du sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. => Cảm thông, thấu hiểu sâu sắc với nỗi khổ của nhân dân.

- Cuộc đời:

+ Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh.

+ Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc, ...

=> Đánh giá: Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.

2. Soạn câu 2 trang 96 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Các sáng tác chính của Nguyễn Du:

- Chữ Hán: Thanh Hiên thi tập. Nam Trung tạp ngâm. Bắc Hành tạp lục

- Chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều). Văn chiêu hồn

b. Đánh giá  đặc điểm:

- Đặc điểm nội dung:

  •   Đề cao xúc cảm, mang đậm chất trữ tình.

  •   Có những khái quát về cuộc đời và thân phận con người mang tính triết lí cao và thấm đẫm cảm xúc.

  •   Mang đậm chủ nghĩa nhân đạo:

-> "Nguyễn Du là tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong Văn học cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.”

- Đặc sắc nghệ thuật:

  •   Với học vấn uyên bác, ông thành công ở nhiều thể loại thư ca cổ Trung Quốc: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành.

  •   Sử dụng thơ lục bát, thơ song thất lục bát chữ Nôm đạt tới tuyệt đỉnh.

  •   Kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo ngôn ngữ bình dân và bác học.
Ngày:27/12/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM