Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh Ngữ văn 10 tóm tắt

Qua bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh dưới đây các em sẽ củng cố vững chắc kĩ năng viết đoạn văn đã học, thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa kĩ năng đó với kĩ năng lập dàn ý, từ đó vận dụng để luyện tập viết đoạn văn thuyết minh. eLib mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Đoạn văn thuyết minh

1.1. Soạn câu 1 trang 62 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản được bắt đầu từ chỗ viết hoa đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng, biểu đạt một ý hoàn chỉnh

b. Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu:

  • Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất

  • Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó

  • Diễn đạt chính xác, trong sáng

1.2. Soạn câu 2 trang 62 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Điểm giống và khác của đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh :

- Giống nhau : đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn, thống nhất về nội dung chủ đề, tính liên kết với các đoạn văn khác.

- Khác nhau (sự khác nhau xảy ra bởi vì mục đích khi viết đoạn văn) :

+ Đoạn văn tự sự : chủ yếu kể, tả và biểu cảm.

+ Đoạn văn thuyết minh : chủ yếu cung cấp tri thức, không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, nặng về tư duy khoa học.

1.3. Soạn câu 3 trang 62 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Các ý trong thân đoạn có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh...

2. Viết đoạn văn thuyết minh

2.1. Soạn câu 1 trang 62 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Dàn ý đại cương thuyết minh về một tác phẩm văn học

a. Mở bài:

Giới thiệu chung về tác phẩm

b. Thân bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

- Giới thiệu các giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm

- Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật

- Vị trí của tác phẩm

c. Kết bài:

- Nhận định tổng hợp về tác phẩm

2.2. Soạn câu 2 trang 62 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Khi nhắc đến nhà thơ Nguyễn Trãi chúng ta không thể không kể đến nghệ thuật đặc sắc của " áng thiên cổ hùng văn" - bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc. Tác phẩm được viết theo thể cáo, một thể văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn chính luận, nhằm thông báo chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước công chúng thiên hạ. bố cục được sắp xếp chặt chẽ, mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục cùng hệ thống hình tượng sinh động. Bài cáo có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa yếu tố chính luận sắc bén với yếu tố văn chương truyền cảm, kết hợp giữa lí luận chặt chẽ và hình tượng nghệ thuật sinh động. Tất cả đã tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

3. Luyện tập

3.1. Soạn câu 1 trang 63 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Như vậy có thể thấy tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và cảm hứng trữ tình sâu sắc, kết cấu rõ ràng, rành mạch, lập luận chặt chẽ, lý luận sắc bén. Hơn nữa là các bằng chứng xác thực, từ như hình ảnh chọn lọc đắt giá. Bình Ngô Đại Cáo được mệnh danh là " áng thiên cổ hùng văn" , là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Tác phẩm phơi bày cho mọi người thấy được bộ mặt xấu xa, lật lọng, những tội ác không thể dung tha của bọn quân xâm lược, khơi dậy lên trong nhân dân tinh thần yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

3.2. Soạn câu 2 trang 63 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Thuyết minh về Hồ Gươm

a. Mở bài: Giới thiệu chung về Hồ Gươm.

b. Thân bài

- Vị trí địa lí.

+ Nằm giữa trung tâm quận Hoàn Kiếm.

+ Hồ Gươm có vị trí giữa các khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can… và các khi phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ.

- Diện tích: Diện tích của hồ là hơn 12ha và dài 700m.

- Tên gọi

+ Lục Thủy: hồ được gọi với tên này vì nước hồ xanh quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều loại tảo.

+ Thủy Quân: hồ dược gọi với tên này là vì do nhà Trần sử dụng hồ làm chỗ luyện tập thủy quân.

+ Hồ Hoàn Kiếm: tên gọi này bắt đầu từ thế kỷ 15, khi có truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh (1417-1427).

+ Tả Vọng – Hữu Vọng: đây là cái tên có từ Thời nhà Mạc, vua cho xây đập, ngăn hồ thành hai nửa để tìm rùa thần. Sau đó, cái đập được giữ lại. Nửa hồ phía Bắc là Tả Vọng, nửa hồ phíaNamlà Hữu Vọng.

- Lịch sử

+ Đầu thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết “ Trả gươm” của vua Lê lợi.

- Vẻ đẹp thiên nhiên của Hồ.

+ Hồ như một bức tranh sinh động và uyển chuyển, hai bên là những hàng cây bằng lăng và phượng vĩ, liễu…

+ Vào mùa thu Hồ như một bức tranh quyến rũ khiến bao người phải mê hoặc

+ Quanh hồ còn có những di tích lịch sử gắn với những chiến tích oai hung của dân tộc.

- Các công trình gắn liền với hồ: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Hòa Phong, Tượng đài Lí Thái Tổ.

- Vai trò, ý nghĩa của hồ.

+ Hồ có chức năng điều hòa khí hậu.

+ Là nơi sinh hoạt văn hóa và các lễ hội đặc sắc của Hà nội.

+  Là nơi yên tĩnh luyện tập thể dục thể thao, vui chơi, giải trí (phố đi bộ)….

+ Nguồn cảm hứng thơ ca và âm nhạc.

c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về hồ Gươm: Hồ Gươm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hào hùng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM