Soạn bài Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 10 tóm tắt
eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Ôn tập phần Làm văn trong chương trình Ngữ văn 10. Nội dung bài này đã được biên soạn một cách vắn tắt và dễ hiểu nhất. Mời các em cùng tham khảo bài soạn dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt.
Mục lục nội dung
1. Soạn câu 1 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
2. Soạn câu 2 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
3. Soạn câu 3 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
4. Soạn câu 4 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
5. Soạn câu 5 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
6. Soạn câu 6 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
7. Soạn câu 7 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
8. Soạn câu 8 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
1. Soạn câu 1 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
- Đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận:
- Nghị luận:
+ Đặc điểm: Trình bày tư tưởng quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận
+ Mục đích: Thuyết phục mọi người tin, nghe và làm theo cái đúng, từ bỏ cái sai, cái xấu
- Tự sự:
+ Đặc điểm: Trình bày một chuỗi các sự việc (sự kiện) có sự tiếp nối giữa chúng hướng đến một kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.
+ Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ tình cảm.
- Thuyết minh:
+ Đặc điểm: Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc tính có hại của sự vật hiện tượng
+ Mục đích: Giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng
Phải kết hợp các loại văn bản này vì chúng có quan hệ hữu cơ trong thực tế, và vì khi viết, nếu có kết hợp, chất lượng bài viết sẽ tốt hơn.
2. Soạn câu 2 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
- Sự việc và chi tiết tiêu biểu là những sự việc, chi tiết nổi bật nhất, biểu thị tập trung nhất tư tưởng, chủ đề của tác phẩm tự sự.
- Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu : quan sát, suy ngẫm, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, ... nhằm phát hiện ra những sự việc, chi tiết có ý nghĩa nhất, giúp cho việc bộc lộ chủ đề, xây dựng tính cách nhân vật được rõ nét nhất.
3. Soạn câu 3 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
Lưu ý trong cách lập dàn ý một bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm :
- Tương tự như dàn ý của bài văn tự sự bình thường.
- Trong thân bài, cần bố trí các đoạn để có thể miêu tả và biểu cảm đối với nhân vật, hoàn cảnh. Trong phần kết cũng thường có những đoạn biểu cảm.
- Không nên miêu tả và biểu cảm lan man, mục đích chính là góp phần làm sáng rõ, tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.
4. Soạn câu 4 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
- Các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong bài văn thuyết minh : Nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích…
5. Soạn câu 5 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
- Để bài văn thuyết minh được chuẩn xác và hấp dẫn :
+ Tính chính xác : tìm hiểu kĩ các thông tin về đối tượng, thu thập tài liệu…
+ Tính hấp dẫn : đưa chi tiết cụ thể, sinh động, con số chính xác, so sánh làm nổi bật sự khác biệt, có phối hợp nhiều kiến thức về nhiều mặt.
6. Soạn câu 6 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
- Cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh : có đủ tri thức cần thiết cho bài thuyết minh; sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.
- Cách viết đoạn mở đầu : nêu đề tài bài viết (đối tượng nào?); mục đích thuyết minh; nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của đối tượng thuyết minh để thu hút người đọc (người nghe) ...
- Cách viết phần thân bài :
+ Đoạn văn cung cấp tri thức (thông báo) : cung cấp những thông tin chính xác, cập nhật, lựa chọn, phục vụ cho mục đích thuyết minh.
+ Đoạn văn lập luận : Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phân tích thông tin.
- Cách viết phần kết bài : Trở lại với đề tài của văn bản thuyết minh, lưu lại những ấn tượng ở người nghe (người đọc).
7. Soạn câu 7 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
Trình bày cấu tạo của một lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận
- Cấu tạo của một lập luận : luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- Các thao tác nghị luận : phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh.
- Cách lập dàn ý cho bài nghị luận :
+ Hiểu đúng đề bài nghị luận (kiểu bài, vấn đề nghị luận, phạm vi kiến thức).
+ Tìm ý cho bài văn : tìm các luận điểm, luận cứ, từ khái quát đến cụ thể, chi tiết.
+ Lập dàn ý : lựa chọn, sắp xếp, triển khai các luận điểm, luận cứ sao cho hợp lí.
8. Soạn câu 8 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
Trình bày yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, văn bản thuyết minh.
- Văn bản tự sự:
+ Yêu cầu tóm tắt : kể hoặc viết lại ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính (tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc).
+ Cách thức tóm tắt : Đọc kĩ văn bản, nắm được kết cấu, nhân vật, mâu thuẫn, xung đột, ... ; Kể lại các chi tiết chính dựa theo kết cấu, bố cục.
- Với yêu cầu tóm tắt nhân vật chính nhưng không theo điểm nhìn của truyện, phải xây dựng kết cấu mới, theo điểm nhìn mới.
- Văn bản thuyết minh :
+ Yêu cầu : Tóm tắt phải rõ ràng, chính xác, sát với nội dung gốc.
+ Cách thức : xác định mục đích yêu cầu tóm tắt; đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh; tìm bố cục văn bản. Từ đó, tóm lược các ý để tóm tắt.
9. Soạn câu 9 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
a. Lập kế hoạch cá nhân:
- Nội dung: bản dự kiến những công việc sắp tới của cá nhân.
- Hình thức:
+ Trình bày khoa học, cụ thể về thời gan, mục tiêu cần đạt...
- Cách viết:
+ Ngoài tiêu đề, kế hoạch cá nhân có 2 phần:
-
Phần đầu: ghi rõ họ tên, địa chỉ (nếu cần)
-
Phần hai: nêu nội dung công việc, thời gian, địa điểm và dự kiến kết quả đạt được.
b. Viết quảng cáo:
- Nội dung: những thông tin về sản phẩm hoặc về loại dịch vụ.
- Hình thức: súc tích, hấp dẫn và kích thích tâm lí khách hàng.
- Cách viết:
+ Nội dung thông tin độc đáo, hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm hay dịch vụ.
+ Hình thức : Quy nạp hay so sánh; từ ngữ khẳng định tuyệt đối.
10. Soạn câu 10 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
Cách thức trình bày một vấn đề :
- Chào hỏi, tự giới thiệu.
- Lần lượt trình bày các nội dung đã định.
- Kết thúc và cảm ơn.
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Phú sông Bạch Đằng Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Đại cáo Bình Ngô: Phần 1: Tác giả Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Đại cáo Bình Ngô: Phần 2: Tác phẩm Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Trích diễm thi tập Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc thêm: Thái sư Trần Thủ Độ Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài: Phương pháp thuyết minh Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Tóm tắt văn bản thuyết minh Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Hồi trống Cổ Thành Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Truyện Kiều: Phần 1: Tác giả Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Trao duyên Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Nỗi thương mình Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Chí khí anh hùng Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn văn Thề nguyền Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Văn bản văn học Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Các thao tác nghị luận Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Viết quảng cáo Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Tổng kết phần Văn học Ngữ văn 10 tóm tắt