Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học Ngữ văn 10 tóm tắt

Một văn bản văn học hay thì cần có sự hòa hợp đặc biệt về cả nội dung và hình thức, thiếu đi một trong hai yếu tố thì văn bản sẽ mất đi rất nhiều những giá trị mà nó nên có. Ngày hôm nay eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Nội dung và hình thức của văn bản văn học. Mời các em cùng tham khảo nhé, chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 130 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Đề tài của văn bản văn học là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

Ví dụ:

  • Đề tài của Truyện Kiều (Nguyễn Du) là cuộc đời và số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội kim tiền thối nát

  • Đề tài của bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) là tình đồng chí, đồng đội của chiến sĩ bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp

2. Soạn câu 2 trang 130 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

Ví dụ:

  • Chủ đề của truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) là lòng yêu làng, yêu nước hòa quyện trở thành tình yêu tổ quốc của những người nông dân Việt Nam.

  • Chủ đề của truyện ngắn “Lão Hạc” (Nam Cao) là nhân cách, lòng tự trọng của người nông dân trong hoàn cảnh túng quẫn

3. Soạn câu 3 trang 130 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

  • Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng của văn bản văn học: Cảm hứng nghệ thuật là khởi phát của nhu cầu cầm bút, là hồn cốt của nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc có thể cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả.

4. Soạn câu 4 trang 130 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Ý nghĩa quan trọng của nôi dung và hình thức trong văn bản văn học:

  • Nội dung nào thì hình thức ấy- nội dung phải hay, hình thức phải đẹp mới tạo nên tính thẩm mĩ của văn bản văn học.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 130 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

So sánh đê tài của hai văn bản văn học ”Tắt đèn" của Ngô Tất Tó và "Bước đường cùng" của Nguyễn Công Hoan:

  • Giống nhau: đều viết về đề tài cuộc sống cơ cực, bị áp bức của người nông dân ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám và sự vùng lên phản kháng tự phát cùng kết cục của họ.

Khác nhau: Nội dung phản ánh:

  • Tắt đèn: cuộc sống người nông dân trong những ngày sưu thuế nặng nề.

  • Bước đường cùng: cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân trước những thủ đoạn bóc lột bằng hình thức cho vay nặng lãi của bọn địa chủ ở nông thôn.

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 130 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Phân tích tư tưởng bài thơ “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm:

  • Để diễn tả công lao khó nhọc của mẹ trong việc trồng quả, tác giả đã lấy hình ảnh quả bí, quả bầu để hình tượng hóa nỗi gian nan: “Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn”.

  • Chuyện trồng cây có lẽ chỉ là cái cớ để nói chuyện trồng người: Mẹ nuôi con công lao khó nhọc, đứa con cũng giống như một thứ quả đặc biệt mà ngày ngày mẹ bỏ công bỏ sức ra chăm lớn. Mẹ hái quả không mong chờ dứa con phải trả hiếu mà là mẹ mong chờ con mình nên người, sống có ích.

Ngày:30/12/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM