Soạn bài Văn bản văn học Ngữ văn 10 tóm tắt

Bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được các tiêu chí chủ yếu của một văn bản văn học theo quan niệm ngày nay, nắm được cấu trúc của văn bản văn học với các tầng: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. eLib đã biên soạn bài này một  cách vắn tắt và dễ hiểu nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé, chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Văn bản văn học Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 121 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

  • Văn bản văn học khám phá thế giới khách quan.

  • Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật có tính hình tượng, tính thẩm mĩ cao, tính hàm súc, đa nghĩa.

  • Văn bản văn học được xây dựng theo 1 phương thức riêng- nói cụ thể hơn là mỗi VBVH đều thuộc về 1 thể loại nhất định và theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.

2. Soạn câu 2 trang 121 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

  • Ngôn từ là đối tượng đầu tiên khi tiếp xúc với văn bản văn học.

  •  Chiều sâu của văn bản văn học tạo nên từ tầng hàm nghĩa, tầng hàm nghĩa được ẩn dưới bóng tầng hình tượng, mà hình tượng lại được hình thành từ sự khái quát của lớp nghĩa ngôn từ.

3. Soạn câu 3 trang 121 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Câu ca dao mang ý nghĩa tả thực, ở đây “Tre non đủ lá” chỉ người đã trưởng thành, đủ tuổi, đủ lớn ; “đan sàng” có ám chỉ chuyện kết duyên, cưới xin. Câu ca dao là lời ngỏ ý của chàng trai hỏi cô gái có thuận tình đợi chàng mối lái chưa.

4. Soạn câu 4 trang 121 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Những điều nhà văn gửi gắm, tâm sự, kí thác, những thể nghiệm về cuộc sống đó chính là hàm nghĩa văn học.

- Ví dụ:  “Truyện Kiều” không chỉ kể lại câu chuyện về nàng Kiều mà còn ẩn trong đó sự phản ánh về bộ mặt thật của xã hội phong kiến đương thời, đồng thời bày tỏ sự thương xót với nỗi khổ người nông dân đặc biệt người phụ nữ.

5. Soạn câu luyện tập trang 121 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

(1) Nơi dựa:

a. Mở bài - kết bài hình tượng tương tự nhau: người đàn bà và đứa nhỏ - người chiến sĩ và bà cụ.

b. Hình tượng nhân vật được trình bày cốt làm nổi bật tính tương phản:

+ Người mẹ trẻ lấy đứa con mới chập chững biết đi làm chỗ dựa tinh thần.

 + Anh bộ đội : dựa vào cụ già bước run rẩy không vững.

=> Gợi suy ngẫm về "nơi dựa" - chỗ dựa tinh thần - tìm thấy niềm tin, tình yêu và ý nghĩa cuộc sống. Con người phải biết ơn quá khứ và hi vọng tương lai.

(2) Bài thơ “Thời gian” (Văn Cao)

- Cuộc đời và những kỉ niệm đều tàn tạ, đều bị thời gian xóa nhòa (sức tàn phá của thời gian).

- Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian : câu thơ; bài hát (thi ca và âm nhạc)… còn xanh. Nghệ thuật khi đã đến độ kết tinh xuất sắc sẽ xanh mãi mãi, bất chấp quy luật thời gian.

"Và đôi mắt em/ như hai giếng nước" : Những kỉ niệm tình yêu sống mãi, đối lập với những kỉ niệm "rơi" vào "lòng giếng cạn" bị quên lãng.

b. Qua bài thơ "Thời gian", tác giả muốn nói rằng:Thời gian có thể xóa nhòa nhưng văn học nghệ thuật và tình yêu là có sức sống lâu bền.

(3) Bài thơ: Mình và ta (Chế Lan Viên)

- Mối quan hệ giữa câu 1 và câu 2 là mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất, gần gũi, đồng cảm.

- Văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc (câu 3,4): Văn bản văn học và tác phẩm văn học là các tác phẩm ngôn từ, thông điệp đã được ẩn trong các hình tượng, các câu từ. Nhờ có sự tiếp nhận, cảm thụ, trí hình dung tưởng tượng của người đọc mà những hình tượng ấy, ngôn từ ấy trở nên sinh động, hiện thực hóa và thực sự sống cuộc đời đích thực của nó. Nếu không được tiếp nhận trong tâm trí người đọc, Văn bản văn học hay tác phẩm văn học  mãi chỉ là những văn bản chết.

Ngày:30/12/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM