Soạn bài Đại cáo Bình Ngô: Phần 2: Tác phẩm Ngữ văn 10 tóm tắt

eLib xin gởi đến các em bài soạn Đại cáo Bình Ngô: Phần 2: Tác phẩm. Nhằm giúp các e, nắm được giá trị nhân văn và nghệ thuật của tác phẩm. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Đại cáo Bình Ngô: Phần 2: Tác phẩm Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 22 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Đoạn 1 (từ đầu đến "Chứng cớ còn ghi"): Khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt

- Đoạn 2 (từ "Vừa rồi" đến "Ai bảo thần dân chịu được"): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh.

- Đoạn 3 (từ "Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa" đến "Cũng là chưa thấy xưa nay"): Kể lại diễn biến của cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn. Đồng thời khẳng định sức mạnh của quân và dân Đại Việt.

- Đoạn 4 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập và rút ra bài học lịch sử.

2. Soạn câu 2 trang 22 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Nguyễn Trãi nêu nguyên lí chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung báo cáo. Nguyên lí này có hai nội dung: tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập của nước Đại Việt.

b. Đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập, bởi vì sau khi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, tác giả nói về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt như một chân lí khách quan hiển nhiên, vốn có lâu đời.

c. Tác giả đã dùng những lời lẽ lập luận đầy sức thuyết phục với các từ ngữ khẳng định tính chất tự nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt, cách nêu ra những dẫn chứng thực tiễn (chuyện Lưu Cung, Triệu Tiếc, Toa Đô). Cách lập luận này của Nguyễn Trãi đã làm cho lời tuyên ngôn giàu sức thuyết phụ

3. Soạn câu 3 trang 22 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường dân tộc để vạch rõ âm mưu của giặc Minh và đứng trên lập trường nhân bản để tố cáo chủ trương cai trị thâm độc và tội ác của giặc. Đó là âm mưu cướp nước, là luận điệu “phù Trần diệt Hồ” bịp bợm. Đó là tội “nướng dân đen “vùi con đỏ”, “nặng thuế khoá”, “tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ/ đó là những âm mưu hiểm độc và những tội ác man rợ.

b. Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tố giác tội ác kẻ thù: 

- Tác giả dùng hình tượng có sức khái quát cao: Dùng những câu văn giàu cảm xúc, hình tượng. Giọng văn, nhịp điệu thay đổi linh hoạt. Lời văn uất hận trào sôi, kết hợp với niềm thương cảm tha thiết, khi nghẹn ngào, khi tấm tức

4. Soạn câu 4 trang 23 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa được tác giả chủ yếu tập trung khắc hoạ hình tượng Lê Lợi. Chân dung vị tướng hiện lên qua cách xưng danh khẳng khái (Ta đây: núi Lam Sơn dấy nghĩa...), qua lòng căm thù giặc sâu sắc (ngẫm thù lớn... căm giặc nước...) qua ý thức tự giác và nhiệt huyết cứu nước trở thành thường trực (Đau lòng nhức óc..., Nếm mật nằm gai..., Quên ăn vỉ giận... Ngẫm trước đến nay..., Chỉ bân khoăn một nỗi đồ hồi....), qua đó thái độ cầu hiền (Tấm lòng cứu nước... còn dành phía tả), qua tinh thần khắc phục khó khăn (Khi Linh Sơn... khắc phục gian nan), qua khả năng thu phục lòng người tạo ra nên sức mạnh đoàn kết quân dân (Nhân dân bốn cõi... chén rượu ngọt ngào), đặc biệt là mưu chức tài giỏi (thế trận xuất kĩ... lấy ít địch nhiều).

b. Giai đoạn phản công - Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa:

Điển hình những Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động, Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang.

=> Nghệ thuật miêu tả các trận đánh: hình ảnh phóng đại, lối so sánh với những hình tượng thiên nhiên lớn lao kì vĩ, câu văn linh hoạt, giọng điệu mạnh mẽ.

5. Soạn câu 5 trang 23 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Nhắc đến sức mạnh truyền thống, công lao của tổ tiên và quy luật thịnh - suy, bĩ - thái mang đậm triết lí phương Đông.

- Bài học lịch sử: cách nói đề cao truyền thống, khẳng định sức mạnh bền bỉ, ý thức tự tôn của cả dân tộc. Bài học lịch sử này có ý nghĩa rất lớn đối với mọi người và mọi thời, nhất là người được sống trong hoà bình, độc lập.

6. Soạn câu 6 trang 23 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Giá trị nội dung: Bình Ngô đại cáo nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc. Đó là những yếu tố quyết định thắng lợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

b. Giá trị nghệ thuật: lối kết cấu chung của thể cáo, mọi lí lẽ luôn gắn liền với thực tiễn bằng những dẫn chứng xác đáng. 

Ngày:17/12/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM