Soạn bài Chí khí anh hùng Ngữ văn 10 tóm tắt

“Truyện Kiều” là một trong những kiệt tác của nền văn học Việt Nam, cũng nhờ có kiệt tác này mà Nguyễn Du được coi là danh nhân văn hóa. Ngày hôm nay eLin xin giới thiệu đếnm các em bài soạn Chí khí anh hùng. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Chí khí anh hùng Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 114 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Hàm nghĩa các cụm từ:

  • Lòng bốn phương: chỉ chí nguyện lập nên công danh sự nghiệp
  • Mặt phi thường: chỉ tính chất khác người, xuất chúng

Nguyễn Du dùng hai cụm từ trên để thể hiện tầm vóc phi thường của người anh hùng Từ Hải

Những từ ngữ thể hiện sự trân trọng và kính phục của Nguyễn Du: trượng phu, long bốn phương, mặt phi thường, thoắt..

2. Soạn câu 2 trang 114 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Từ Hải bộc lộ lí tưởng của mình qua lời nói với Thúy Kiều:

“Từ rằng: tâm phúc tương tri

…….

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

--> Chúng ta có thể thấy người anh hùng đã không quyến luyến, bịn rịn với tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả. Thái độ và hành động của Từ Hải mạnh mẽ quyết đoán, không chút do dự khi phải lựa chọn giữa hạnh phúc riêng tư và lí tưởng. Lời hẹn ước của Từ Hải ngắn gọn, dứt khoát và chắc nịch đúng với khí phách của vị tướng quân uy vũ.

3. Soạn câu 3 trang 114 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Cách miêu tả người anh hùng Từ Hải :

+ Khuynh hướng lí tưởng hóa nhân vật bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ, trong đó ước lệ và cảm hứng vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau.

+ Kiểu mẫu người anh hùng với nét đặc trưng là chí khí “bốn phương”, suy nghĩ và hành động ngắn gọn, dứt khoát, hướng lí trí hơn tình cảm.

- Đây là cách miêu tả nhân vật phổ biến trong văn học trung đại.

- Nhà thơ sử dụng hộ thống từ ngữ chỉ bậc “trượng phu": thoắt, quyết, dứt (áo), lòng bốn phương, thẳng dong, dậy đất, rợp đường, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi...

Ngày:28/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM