Soạn bài Hồi trống Cổ Thành Ngữ văn 10 tóm tắt

Với một nền văn học và văn hóa đồ sộ, đặc sắc và phong phú như Trung Quốc cũng đã góp vào tượng đài văn học những trác tuyệt bất hủ, trong đó không thể không kể tới Tam Quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung. Dưới đây eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Hồi trống Cổ Thành. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Hồi trống Cổ Thành Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 79 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công vì Trương Phi là người cương trực, nóng nảy, với kẻ thù, với sự phản bội chỉ có thể nói chuyện bằng gươm đao. Trương Phi nghĩ rằng Quan Công hàng Tào Tháo cũng là theo giặc, là bội nghĩa, phản bội anh em.

2. Soạn câu 2 trang 79 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Nhan đề Hồi trống Cổ Thành với hình tượng hồi trống trở thành biểu tượng nghệ thuật với ý nghĩa :

  • Gợi không khí trận mạc, biểu trưng cho lòng trung nghĩa của Quan Công.

  • Như trút hết tâm trạng đầy mâu thuẫn, xúc động, căng thẳng của Trương Phi.

  • Hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ của các anh hùng.

  • Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em : Lưu – Quan – Trương.

3. Soạn câu 3 trang 79 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

 Ý kiến trên không đúng hoàn toàn

- Lí do:

“Nóng như Trương Phi” vì nhân vật thiếu bình tĩnh khi vừa biết tin báo đã múa xà mâu muốn đâm Quan Công.

--> Nhưng suy cho cùng là sự nóng nảy muốn biết sự thực, phải trái.

4. Soạn câu 4 trang 79 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống làm nên ý vị Tam quốc và thú vị. Nó gợi không khí trận mạc, biểu trưng cho lòng trung nghĩa của Quan Công. Như trút hết tâm trạng đầy mâu thuẫn, xúc động, căng thẳng của Trương Phi. Hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ của các anh hùng. Đồng thời còn để ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em : Lưu – Quan – Trương.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 79 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Tính cách nóng nảy của Trương Phi bộc lộ qua những chi tiết sau: Về lời nói: “hò hét như sấm”, “hầm hập quát”, “nổi giận nói”, gọi Quan Công là “mày”. Tiếp đến là diện mạo: “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược”. và hành động: “múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”, “hăm hở xông lại đâm Quan Công”, “thẳng cánh đánh trống”.

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 79 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Nếu như Quan Công là một người Trung nghĩa, khiêm nhường, vẫn nhũn nhặn xưng huynh đệ, cố gắng giải thích, thì Trương Phi lại nóng nảy, cương trực vẫn thận trọng cũng khác hẳn sự giản đơn trong suy nghĩ hàng ngày.

Nhưng mặt khác Quan Công là một người có tấm lòng son sắt vì lí tưởng. Thì Trương Phi là một dũng tướng, một anh hùng lừng lẫy của Tam Quốc.

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM