Soạn bài Chiều tối Ngữ văn 11 đầy đủ

Bài soạn Chiều tối trong chương trình Ngữ văn 11 dưới đây nhăm giúp các em nắm được tư tưởng chính của bài thơ. eLib mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Soạn bài Chiều tối Ngữ văn 11 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 42 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa

- Câu thơ thứ 1: dịch khá sát.

- Câu thơ thứ 2: dịch chưa hết ý thơ

+ Cô vân: chòm mây cô đơn, lẻ loi.

→ Bản dịch thiếu mất chữ “cô”.

+ Mạn mạn: trôi chầm chậm, uể oải, mệt mỏi

→ Bản dịch “trôi nhẹ” không diễn tả hết ý của câu thơ.

=> Câu thơ thứ 2 bản dịch chưa diễn tả hết được sự mệt mỏi, vất vả của người tù sau một ngày đi đường vất vả.

- Câu thơ thứ 3:

+ Sơn thôn thiếu nữ - dịch cô em xóm núi làm mất đi sắc thái trang trọng của câu thơ.

+ Lặp ma bao túc - bao túc ma hoàn: bản dịch chưa chuyển tải được vòng quay của chiếc cối → nhịp điệu khẩn trương, hối hả.

+ Phiên âm không có chữ “tối” bản dịch đưa ra thêm chữ “tối” không cần thiết.

- Câu thơ thứ 4: dịch tương đối thoát ý.

2. Soạn câu 2 trang 42 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu thơ đầu

- Bức tranh thiên nhiên:

+ Không gian: lớn rộng, hoang vắng, tĩnh lặng.

+ Thời gian: chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày → mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi, cũng là thời gian gợi nhiều cảm xúc buồn.

+ Cảnh vật:

  • Chim mỏi: biểu tượng cho buổi chiều tà → cảm nhận trạng thái bên trong của sự vật.

  • Chòm mây cô đơn đang trôi giữa bầu trời bao la.

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng hình ảnh ước lệ, tượng trưng, bút pháp chấm phá.

+ Nghệ thuật tương phản: tìm về (của cánh chim) >< trôi đi (của tầng mây); rừng (có đích, có nơi chốn) >< tầng không (không có đích, gợi sự vô định).

→ Bức tranh thiên nhiên đẹp, buồn, cô quạnh nơi núi rừng.

- Vẻ đẹp tâm hồn Bác:

+ Yêu thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên.

+ Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác

3. Soạn câu 3 trang 42 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

- Bức tranh đời sống qua hai câu thơ cuối

- Hình ảnh:

  • Thiếu nữ say ngô: cho ta thấy sự khỏe khoắn của con người lao động. Đó là con người là trung tâm của bức tranh, xuất hiện trong tư thế lao động, làm chủ thiên nhiên.

  • Lò than rực hồng: tạo cảm giác ấm áp, xua tan cái lạnh chiều tối.

→ Chữ “hồng” làm bừng sáng bài thơ, tứ thơ vận động từ bóng tối ra ánh sáng → tinh thần lạc quan vượt lên mọi hoàn cảnh.

- Nghệ thuật:

  • Sử dụng thi pháp cổ điển lấy ánh sáng để tả bóng tối.

  • Điệp từ: ma bao túc – bao túc ma hoàn.

=> Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối với sự xuất hiện của con người lao động đã xua tan đi vẻ lạnh lẽo mà gợi lên sự ấm ạp, tươi vui. Đó là nhãn quan tích cực, luôn hướng về sự sống, ánh sáng của người chiến sĩ cộng sản.

4. Soạn câu 4 trang 42 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

- Nghệ thuật tả cảnh:

+ Vừa có nét cổ điển (sử dụng bút pháp chấm phá, ước lệ, hình ảnh thơ cổ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động, hình ảnh gần gũi với cuộc sống thường ngày).

+ Bút pháp gợi tả chủ yếu nên nội dung thơ cô đọng, hàm súc, dễ truyền tải thông điệp.

- Ngôn ngữ thơ:

+ Ngôn từ linh hoạt, sáng tạo.

+ Một số từ vừa gợi tả lại vừa truyền tải tốt cảm xúc như "cô vân", "quyện điểu".

+ Sử dụng từ đắt khiến cả nội dung thơ bừng sáng.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 42 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ.

- Cảnh chiều tối, như trên đã nói, thật buồn. Song nó vẫn có điểm sáng gợi một chút tươi vui. Có thể nói trong bức tranh Chiều tối này, nổi bật lên một màu rực rỡ, ấy là ánh sáng hồn” của lò than soi tỏ hình ảnh một cô gái xóm núi đarm xay ngô để chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Ban nçuyên tác không nói tối mà người đọc vẫn cảm nhận được trời dans chuyển vào đêm, ấy chính là nhờ sự xuất hiện của hình ảnh lò than rực hồng. Lò than toả ánh sáng cho cả bài thơ. Nó không thực sự gợi ra niềm vui, nhưng nó gợi ra hơi ấm và một chút nào đó niém tin.

- Theo lẽ thường, tâm trạng của một người ở vào hoàn cánh của tác giả thật không thể vui. Thực tế cho thấy, ở hai câu đầu của bài thơ, tâm trang của nhà thơ cũng vậy – cảnh buồn và lòng người cũng không Vui sao dược khi đang phải chịu cảnh tù đày oan ức nơi quê người đất khách. Thế nhưng ở hai câu thơ sau, ánh sáng và niềm vui của con người bỗng hiện lên qua ánh lửa hồng. Cái mệt mỏi, cô quạnh dường như cũng vơi đi. Thế mới biết, ở Bác, niềm vui nỗi buồn luôn gắn liền với cái vui, cái buồn của nhân loại. Thế mới biết, một phần lẽ sống đáng quý của Người, ấy là sự lạc quan.

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 42 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Hình ảnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Cô gái xay ngô bên bếp lửa hồng.

- Trân trọng cuộc sống giản dị của những con người lao động.

- Ngọn lửa cuộc sống làm bừng sáng không gian u tối, tĩnh mịch, lạnh lẽo của bức tranh thiên nhiên núi rừng.

- Hình ảnh là niềm lạc quan, yêu đời, tình yêu thương những con người lao động của Bác.

7. Soạn câu 3 luyện tập trang 42 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Vừa có chất thép mà vẫn đàm dàn chữ “Tình”. Đó chính là lời ca ngợi của Hoàng Trung Thông về Bác. Điều đó đươc thể hiện rất rõ trong bài thơ “Chiều tối”:

- Chất thép: Hai câu thơ đầu, Bác đã vẽ nên một bức tranh mang vẻ đẹp cổ điển, tả ít mà gợi nhiều, chỉ hai nét phác họa mà gợi lên hồn cảnh vật. Thiên nhiên ảm đạm và hoang vắng có phần phù hợp với cảnh ngộ của Người. Nhưng qua đó ta lại thấy được một nét nổi bật trong tâm hồn Bác, là trong giờ phút đau khổ, nặng nề, cực nhọc nhất Bác vẫn tha thiết với thiên nhiên và tìm thấy ở thiên nhiên sự đồng cảm. Qua đó, thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ.

- Chất tình: Hình ảnh Bác trong bài thơ đã vượt hoàn cảnh, tâm hồn để hướng đến ánh sáng, gắn bó với cuộc đời, con người. Qua đó thấy được tình yêu thiên nhiên, Tổ quốc, yêu cuộc sống bình dị của người lao động. Bài thơ tuy viết về cảnh chiều tối nhưng lại thắp sáng lên trong lòng người đọc một ngọn lửa hồng ấm áp của niềm tin yêu đời.

Ngày:23/12/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM