Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11 đầy đủ

Ở tiết học trước các em đã được học bài Thao tác lập luận bình luận. Ngày hôm nay eLib xin giới thiệu đến các em một bài soạn Luyện tập thao tác lập luận bình luận để các em tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em trong học tập. Các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 81 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

a. Cần xác định:

- Tham gia diễn đàn nên là bài bình luận. Vì đây là diễn đàn có rất nhiều người tham gia với rất nhiều quan điểm, ý kiến cá nhân. Bản thân mình phải đề xuất được quan niệm, ý kiến của mình về vấn đề chứa đựng trong đề tài và phải thuyết phục mọi người tán đồng với nhận xét, quan điểm đề xuất của mình.

- Tùy sự lựa chọn của mỗi học sinh mà bình luận về toàn bộ vấn đề hoặc chọn một khía cạnh của vấn đề. Ví dụ: Biết nói lời “xin lỗi”.

Dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu về việc biết nói lời “xin lỗi” ở học sinh văn minh, thanh lịch.

- Thân bài:

+ Đánh giá vấn đề: biết nói lời “xin lỗi” là một biểu hiện đẹp trong lời ăn tiếng nói và ứng xử của người học sinh văn minh, thanh lịch.

  • Giải thích ngắn gọn lời “xin lỗi” là gì? Lấy dẫn chứng về lời “xin lỗi”.

  • Lời xin lỗi là cần thiết và là biểu hiện đẹp trong lời ăn tiếng của học sinh văn minh, thanh lịch vì:

  • Cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người với người đòi hỏi chúng ta phải biết nói lời “xin lỗi” khi có lỗi với người khác hoặc gây ra những phiền toái, bất tiện cho họ.

  • Lời “xin lỗi” thể hiện sự chân thành, lịch thiệp và cả nhân cách của người nói.

+ Bàn về lời “xin lỗi” của học sinh văn minh, thanh lịch:

  • Thói quen nói lời “xin lỗi” cần có ở mọi học sinh và mọi người trong cuộc sống và phải được nói ra kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với hoàn cảnh và với đối tượng.

  • Là người học sinh văn minh, thanh lịch cần biết  nói lời “xin lỗi” không chỉ khi ở trường, với thầy cô, bạn bè mà cần có thói quen đó trong sinh hoạt gia đình, khi giao tiếp xã hội nói chung.

  • Hiện nay, rất nhiều bạn học sinh xem nhẹ lời “xin lỗi” hoặc cho đó là giao tiếp rườm rà, hoặc cho đó là khách sáo, từ đó dẫn đến sự cẩu thả, mất tinh tế, thiếu lịch sự và chân thành trong lời ăn tiếng nói, trong tình ứng xử và trong tình cảm. Cần khắc phục điều này vì một con người tốt hơn của chính chúng ta.

- Kết bài: Đánh giá vấn đề.

b. Chỉ nên chọn 1 vấn đề để bàn luận trong các vấn đề cụ thể:

- Chống nói tục.

- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- Biết nói "cảm ơn" và "xin lỗi".

- Dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành.

c. Dàn ý của bài văn: Theo 3 bước thực hiện thao tác lập luận bình luận:

- Đưa chính xác, chân thực những hiện tượng có liên quan đến vấn đề bản thân sẽ trình bày.

- Đánh giá vấn đề: Đồng ý hay phản đối, hoặc đưa ra ý kiến khác.

- Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

+ Nhắc đến thái độ, hành động, cách giải quyết vấn đề, hiện tượng vừa được nêu.

+ Bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ mà bản thân. Cần có liên hệ với trường học của mình và môi trường học đường, xã hội nói chung.

2. Soạn câu 2 trang 83 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

a. Trình bày luận điểm: Dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành.

Gợi ý luận điểm cần trình bày:

- Lời nói nhã nhặn không phải là lời ba hoa, nói dối, tâng bốc sự thật với mục đích lấy lòng.

- Cuộc sống rất cần những lời nói nhã nhặn, lịch sự để tránh làm mất lòng nhau, qua đó còn thể hiện sự tôn trọng nhau.

- Học sinh càng cần sử dụng cách nói nhã nhặn để duy trì mối quan hệ bạn bè tốt đẹp, giữ gìn và phát huy hình tượng học sinh thanh lịch trong lời ăn tiếng nói.

b. Bàn về một hiện tượng đang được quan tâm.

Gợi ý vấn đề: Bảo vệ môi trường

Dàn ý bảo vệ môi trường:

- Mở bài:
Ngày nay, cả xã hội đều quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường bởi môi trường đang vang lên hồi chuông về sự ô nhiễm tới nhân loại

- Thân bài:

+ Giải thích:

  •  Môi trường là gì?

  • Bao vệ môi trường là gì?

- Vì sao phải bảo vệ môi trường?

  • Ô nhiễm báo đông : khói bụi, nước sông ngòi ngập rác, … gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng tới sức khoẻ, cuộc sống sinh hoạt của con người và các loài động vật

  • Môi trường là nơi sinh sống, nguồn cung cấp oxi, thức ăn,… cho chúng ta sinh sống

  • Hành động bảo vệ môi trường rất cần thiết, chứng tỏ sự hiểu biết của các cá nhân và ý thức mỗi người

+ Biện pháp:

  • Quét rọn, nhặt rác

  • Không xả rác, tiêt kiệm điện

  • Giảm thải lượng khí độc thải ra không khí

  • Trồng cây,…

- Kết bài:

Nêu ý kiến bản thân

c. Bàn về một vấn đề văn học: Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao qua "Chí Phèo".

- Vấn đề bàn luận: Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao.

- Đánh giá vấn đề: "Chí Phèo" đã bộc lộ tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, thấm đượm tính nhân văn.

- Bàn luận:

+ Bị cự tuyệt quyền làm người, quyền được sống là con đường ngắn nhất dẫn đến sự tha hóa của một con người.

+ Nam Cao viết truyện “Chí Phèo” khi mảng đề tài người nông dân đã gặt hái nhiều thành công (Ngô Tất Tố nêu nỗi khổ về sưu thuế qua “Tắt đèn”, Nguyễn Công Hoan phản ánh nỗi khổ bị bọn quan lại đè nén,…).

+ Điểm mới của Nam Cao: phản ánh nỗi đau tinh thần, nỗi đau đánh mất chính mình, trở nên tha hóa biến chất của người nông dân lương thiện (qua Chí Phèo là bi kịch tha hóa, lưu manh hóa và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người).

+ Bị cự tuyệt quyền làm người, quyền được sống là con đường ngắn nhất dẫn đến sự tha hóa của một con người.

+ Nghệ thuật thể hiện tư tưởng nhân đạo của Nam Cao độc đáo, hấp dẫn: xây dựng nhân vật điển hình (Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở đều đạt độ điển hình), nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, giọng kể đa thanh, bút pháp phân tích tâm lí nhân vật điêu luyện…

Ngày:23/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM