Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác giả) Ngữ văn 11 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây sẽ giúp các em nắm được những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Đồng thời, các em sẽ thấy được nghệ thuật đặc sắc của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác giả) Ngữ văn 11 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 59 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:

- Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, sinh tại quê mẹ - làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh), xuất thân trong một gia đình nhà nho.

- Năm 1843, ông đỗ tú tài.

- Năm 1846 ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp thì nhận được tin mẹ mất, ông phải bỏ thi về chịu tang mẹ. Dọc đường về, ông bị đau mắt nặng rồi bị mù.

- Về lại quê hương Gia Định, ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và làm thơ.

- Giặc Pháp dụ dỗ, nhưng ông vẫn giữ tấm lòng son sắt thủy chung với đất nước, nhân dân.

=> Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một gương giàu nghị lực, giàu lòng yêu nước và bất khuất, kiên cường trước kẻ thù xâm lược.

2. Soạn câu 2 trang 59 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

- Nguyễn Đình Chiểu nổi tiếng bởi tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông. Vì thế ông là một nhà nho được nhiều người quý mến:

+ Người có tư tưởng đạo đức thuần phác, thấm đẫm tinh thần nhân nghĩa yêu thương con người.

+ Sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn.

+ Những nhân vật lý tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết sống thẳng thắn, dám đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn.

- Nội dung của lòng yêu nước thương dân:

+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc.

+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh.

+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước.

- Nghệ thuật của ông mang đậm dấu ấn của người dân Nam Bộ:

+ Nhân vật đậm lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể, hình ảnh mỗi nhân vật đều đậm chất Nam Bộ.

+ Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi phép tắc, nghi lễ, nhưng họ sẵn sàng hi sinh về nghĩa.

3. Soạn câu 3 trang 59 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

- Chúng ta có thể thấy rất rõ Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi có những điều rất gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa, cụ thể như sau:

+ Nguyễn Trãi lấy nhân nghĩa là nền tảng, vì quyền lợi của nhân dân.

+ Nguyễn Đình Chiểu thì phạm trù nhân nghĩa mới thực sự mở rộng đến nhân dân, gần gũi thực sự với nhân dân, đó là bước tiến dài của tư tưởng.

4. Soạn câu luyện tập trang 59 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

- Căn cứ về những gì đã biết về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm của ông thì có thể thấy rằng nhận định của Xuân Diệu: “Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu”:

+ Đây là nhận định đúng đắn, xác đáng.

+ Trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ta thấy hiện lên cuộc sống của nhân dân lao động với những tâm tư tình cảm, số phận.

+ Nguyễn Đình Chiểu luôn dành cho người lao động sự tôn trọng, yêu thương, bênh vực dù là trong văn chương hay đời thực.

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM