Soạn bài Tình yêu và thù hận Ngữ văn 11 đầy đủ

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, đó là một tình yêu mãnh liệt, bất chấp thù hận giữa hai dòng tộc. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Tình yêu và thù hận Ngữ văn 11 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 201 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Phân tích và nhận xét sự khác nhau trong mười sáu lời thoại xuất hiện trong đoạn trích "Tình yêu và thù hận" như sau:

- Từ câu thoại 1-7: độc thoại, để hai nhân vật tự thổ lộ tình cảm của mình.

- Từ câu 8-16: lời đối thoại giữa hai người, Rô-mê-ô - Giu-li-ét có cơ hội bộc trực tình cảm với nhau.

- Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng những hình ảnh so sánh để khắc họa vẻ đẹp của Giu-li-ét.

- Tình yêu của Giu-li-ét vô cùng nồng nàn và thắm thiết, vượt lên cả thù hận.

2. Soạn câu 2 trang 201 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh giữa hai dòng họ đang thù địch nhau qua những cụm từ như sau:

- Xuất hiện ba lần trong lời thoại của Rô-mê-ô:

+ Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa.

+ Tôi thù ghét cái tên tôi.

+ Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu.

- Xuất hiện bốn lần trong lời thoại của Giu-li-ét:

+ Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi.

+ Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi.

+ Nơi tử địa, họ mà bắt gặp anh.

+ Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây.

-> Hai người yêu nhau trên nền thù hận của hai dòng tộc, sự thù hận ấy rất lớn và khó mà hóa giải được. Sự thù hận của hai dòng họ ngăn cách tình cảm của hai người. Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở nàng Giu-li-ét nhiều hơn, nàng lo lắng cho mình và còn cả người yêu. Rô-mê-ô quyết liệt hơn, chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ chọn tình yêu, chàng sợ mất Giu-li-ét.

3. Soạn câu 3 trang 201 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Nhận xét và phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô qua hình thức so sánh liên tưởng trong lời thoại đầu tiên của nhân vật như sau:

- Chúng ta có thể nhận thấy trong đoạn trích "Tình yêu và thù hận" thì đây là lời thoại được xem là dài nhất và là lời thoại độc thoại nội tâm của nhân vật. Lời thoại được viết rất trau chuốt với nhiều hình ảnh đẹp, nhiều liên tưởng độc đáo, thú vị, những so sánh bất ngờ, táo bạo. Tất cả nhằm bộc lộ tâm trạng yêu đương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có gì cản được của Rô-mê-ô khi trèo tường đến bên dưới phòng ngủ của Giu-li-ét.

- Tác giả đã xây dựng một chi tiết vô cùng đặc sắc cho tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, đó là chi tiết bên cửa sổ nhà Giu-li-ét. Cụ thể khi nhìn thấy Giu-li-ét xuất hiện bên cửa sổ, Rô-mê-ô choáng ngợp. Chàng so sánh nàng với chị Hằng rồi phủ định, so sánh nàng với vầng dương. Sau đó chàng tập trung miêu tả vẻ đẹp của đôi mắt. Trời đêm nên chàng nghĩ ngay đến những ngôi sao và có liên tưởng độc đáo “Chẳng qua là hai ngôi sao đẹp nhất... chờ đến lúc sao về”. Sau đôi mắt, chàng lại tập trung ca ngợi gò má rực rỡ của người yêu, chàng thốt lên rất tự nhiên “Kìa, nàng tì má lên bàn tay...”.

4. Soạn câu 4 trang 201 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Sếch-xpia đã miêu tả tuyệt vời tâm trạng của người thiếu nữ đang yêu qua việc miêu tả diễn biến nội tâm của nhân vật Giu-li-ét:

- Qua lời độc thoại nội tâm: Vừa gặp Rô-mê-ô, trở về phòng đứng bên cửa sổ thổ lộ nỗi lòng của mình “Chàng hãy khước từ… hãy thề yêu em đi”; “chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi”. 

- Qua lời đối thoại với Rô-mê-ô:

+ "Anh làm thế nào... và tới làm gì?: Câu hỏi để giải toả băn khoăn vì chưa thật tin vào tình yêu mới bất ngờ của chàng.

+ “Anh làm thế nào tới được chốn này..người nhà em bắt gặp nơi đây”: Thể hiện nỗi lo lắng giằng xé tâm can Giu-li-ét.

+ “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây”: tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô, trái tim nàng đã hoàn toàn hướng về Rô-mê-ô.

=> Tác giả đã thể hiện thành công nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật bằng những hình ảnh vô cùng đặc sắc. Ngoài ra, qua ngôn ngữ sống động và đầy chất thơ nhà văn đã thể hiện được diễn biến nội tâm đầy phức tạp nhưng phù hợp với tâm trạng của người đang yêu. Thể hiện một tình yêu mãnh liệt, trong trắng vượt lên trên sự hận thù truyền kiếp của hai dòng họ.

5. Soạn câu 5 trang 201 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Sếch-xpia đã giải quyết vấn đề "Tình yêu và thù hận" qua mười sáu lời thoại của nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét như sau:

- Vấn đề thù hận: thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu, thù hận chỉ thể hiện qua dòng suy nghĩ các nhân vật, song đó không phải động lực chi phối hành động của nhân vật.

- Tình yêu của hai người vượt qua từ lời thoại 13-15 trong đoạn trích.

=> Tình yêu giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét vô cùng mãnh liệt, đủ sức vượt qua rào cản của thù hận, thù hận bị đẩy lùi chỉ còn tình đời, tình người bao la, giàu tư tưởng nhân văn.

6. Soạn câu luyện tập trang 201 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Nhận xét về ý kiến sau: "Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người":

- Nhận xét: Tình yêu chân chính của con người là vô cùng thiêng liêng, cần được trân trọng và ngợi ca, cần được hiểu một cách thấu đáo. Có thể nói, trước hết, tình yêu có sức mạnh nối kết con người lại với nhau, xoá đi mọi thành kiến lạc hậu hay hận thù chia rẽ con người. Tình yêu sau nữa còn nâng dỡ, cổ vũ cho con người, tạo nên lẽ sống: "Sống là yêu thương". Tình yêu, do đó, thực hiện chức năng bảo vệ và gìn giữ cho cuộc sống, giúp cuộc sống phát triển. Song, đó phải là tình yêu chân chính.

- Tình yêu của hai người dành cho nhau rất nồng thắm: qua những lời hội thoại của hai người, qua diễn biến tâm lí của cả hai.

- Tình yêu đó của họ đã vượt lên trên những hận thù gia tộc để quyết tâm đến với nhau.

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM