Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Ngữ văn 10

Nhằm giúp các em nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trong chương trình Ngữ văn 10. eLib đã biên soạn nội dung bài học này một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt.

Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Ngữ văn 10

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Thân Nhân Trung (1419 - 1499), tự Hậu Phủ, là một danh sĩ Việt Nam, đứng địa vị Phó đô Nguyên súy Tao đàn Nhị thập bát Tú của Lê Thánh Tông.

- Ông từng đỗ Tiến sĩ, làm quan nhà Hậu Lê dưới hai đời vua là Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông, từng giữ các chức Đông các Đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc tử giám, kiêm Thượng thư bộ Lễ, trưởng Hàn lâm viện sự, Thượng thư bộ Lại, nhập nội phụ chính.

- Thân Nhân Trung là người mở đầu cho một gia tộc khoa bảng, ba đời liên tiếp với 4 vị đỗ tiến sĩ và đều làm quan dưới thời vua Lê Thánh Tông.

- Được phong là Phó nguyên soái trong Tao đàn văn học do Lê Thánh Tông sáng lập.

1.2. Tác phẩm

- Năm 1439 trở đi, nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lệ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao.

- “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” được trích trong bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Vai trò quan trọng của hiền tài

- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:

+ Hiền tài: người có tài cao, học rộng và có đạo đức.

+ Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

→ Người tài cao, học rộng, có đức độ là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.

→ Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh – suy của đất nước.

- Phương pháp lập luận: diễn dịch.

+ Luận điểm được triển khai qua cách so sánh đối lập:

+ Nguyên khí thịnh >< Nguyên khi suy

+ Đất nước nhiều hiền tài Đất nước hiếm hiền tài

+ Thế nước mạnh Thế nước suy

→ Khẳng định tính chất rõ ràng, hiển nhiên của chân lí.

2.2. Những việc làm khuyến khích hiền tài của các thánh đế minh vương

- Những việc đã làm:

+ Đề cao danh tiếng, xướng danh, ghi tên ở bảng vàng.

+ Ban chức tước.

+ Ban yến tiệc...

→ Chưa đủ vì danh tiếng của hiền tài mới chỉ được vang danh ngắn ngủi, lẫy lừng một thời mà ko lưu truyền được lâu dài.

- Việc sẽ làm: Khắc bia tiến sĩ.

2.3. Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ

- Khuyến khích hiền tài: kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn, hâm mộ, ra sức rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua, giúp nước.

- Ngăn ngừa điều ác, kẻ ác, ý xấu bị ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy, kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện xem đó mà cố gắng.

- Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, góp phần rèn rũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho đất nước.

3. Tổng kết

- Khích lệ kẻ sĩ đương thời rèn đức, luyện tài, đồng thời thể hiện tấm lòng của tác giả đối với đất nước.

- Đây cũng chính là bài học quý giá cho thế hệ mai sau.

- Lập luận chặt chẽ.

- Luận điểm, luận cứ rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu tình đạt lý. 

4. Luyện tập

Câu 1.  Những bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia tiến sĩ?

Gợi ý làm bài:

- Bài học lịch sử rút ra:

+ Ở thời đại nào “hiền tài” cũng là “nguyên khí của quốc gia” → phải biết quý trọng hiền tài.

+ Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với sự thịnh- suy của đất nước.

+ Sự đúng đắn trong quan điểm của nhà nước ta: Giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Câu 2. Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề Hiền tài là nguyên khí của quốc gia?

Gợi ý làm bài:

- Hiền tài: là người có tài có đức, tài cao, đức lớn.

- Nguyên khí: là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

5. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau đây:

- Tầm quan trọng và ý nghĩa của hiền tài đối với đất nước.

- Những việc làm thể hiện sự quan tâm của các thánh đế minh vương đối với hiền tài.

- Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ.

Ngày:14/12/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM