Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ Ngữ văn 10

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nâng cao hiểu biết về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Từ đó, các em sẽ có kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt và sử dụng hai phép tu từ nói trên. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ Ngữ văn 10

1. Ẩn dụ

- Ví dụ:

+ "Người cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm".

-> "Người cha" là hình ảnh ẩn dụ nói đến Bác Hồ.

+ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

-> "Kẻ trồng cây" là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ những người lao động đã tạo ra gí trị lao động, hoặc một người nào đó đã giúp đỡ mình.

- Kết luận:

+ Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

+ Tác dụng: Biện pháp tu từ ẩn dụ có tác dụng giúp tăng sức biểu cảm cho câu văn/ câu thơ. Ẩn dụ giàu hình ảnh và có tính hàm súc cao giúp người đọc người nghe hấp dẫn và bị lôi cuốn.

2. Hoán dụ

- Ví dụ:

+ Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngọc nhiên.

-> Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Trường hợp này “phòng” cũng nói về những người đang trong phòng.

+ “Áo chàm đưa buổi phân ly”.

-> Người Việt Bắc trong cuộc sống thường mặc áo chàm. Khi tác giả dùng “áo chàm” giúp người đọc có sự liên tưởng, gần gũi ngay đến người Việt Bắc.

- Kết luận:

+ Khái niệm: Hoán dụ gọi tên các sự vật, các hiện tượng hoặc khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. Chúng đều có nhiều nét gần gũi với nhau nhằm mục đích làm cho sự diễn đạt tốt hơn.

+ Tác dụng: Biện pháp tu từ hoán dụ nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao.

3. Luyện tập

Câu 1: Em hãy tiến hành so sánh biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

Gợi ý trả lời:

- Giống nhau:

+ Về bản chất cả 2 biện pháp tu từ đều gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

+ Dựa theo quy luật liên tưởng, gần gũi với nhau.

+ Ẩn dụ và hoán dụ đều giúp tăng sức biểu cảm, diễn đạt đến với người đọc, người nghe.

- Khác nhau:

+ Cơ sở liên tưởng ẩn dụ của 2 sự vật/ sự việc đó ít nhất có điểm tương đồng, giống nhau. Sự vật A mặc dù không liên quan đến sự vật B nhưng miễn sao có điểm giống nhau khi đó có thể dùng A thay cho tên B.

+ Cơ sở liên tưởng của hoán dụ của 2 sự vật/ sự việc đó sự gần gũi. Sự vật A liên quan trực tiếp đến sự vật B.

+ Ẩn dụ còn có thể kết hợp với các biện pháp khác ví dụ như nhân hóa, so sánh… tất cả đều có mục đích cuối cùng là tăng sự hiệu quả khi diễn đạt cho người đọc, người nghe.

Câu 2: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong những câu thơ dưới đây:

(1) "Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi".

(2) "Bây giờ mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa,

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào".

(3) "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ".

Gợi ý trả lời:

(1) "Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi".

- Đầu xanh: là sự hoán dụ chỉ những người ở độ tuổi trẻ trung.

- Má hồng: hoán dụ chỉ những người phụ nữ đẹp.

(2) "Bây giờ mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa,

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào".

- Hình ảnh "mận" và "đào" ẩn dụ cho chàng trai và cô gái trong bài thơ.

- "Vườn hồng" ẩn dụ nhằm nói đến trái tim của người con gái đã có yêu ai hay chưa, cụ thể là có người yêu hay chưa?

(3) "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ".

- Hình ảnh "mặt trời" trong câu thơ thứ hai mang nghĩa hoán dụ, ý nói đến Bác Hồ.

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Khái niệm cơ bản về từng phép tu từ: ẩn dụ , hoán dụ.

- Tác dụng của từng phép tu từ nói trên trong ngữ cảnh giao tiếp.

- Nhận diện đúng hai phép tu từ trong văn bản.

- Phân tích được cách thức cấu tạo của hai phép tu từ.

- Cảm nhận và phân tích được giá trị nghệ thuật của hai phép tu từ.

- Bước đầu biết sử dụng ẩn dụ, hoán dụ trong những ngữ cảnh giao tiếp.

Ngày:16/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM