Thuộc tính z-index trong CSS

Nếu bạn là một người giỏi hình học không gian thì sẽ dễ hiểu về z-index này. Cụ thể index gồm 3 tọa độ là x, y, z. Với x, y là tọa độ mặt phẳng, có thể nói nó là width và height trong css. z là trục không gian để tạo ra cấu trúc 3D. Cùng eLib.VN tìm hiểu thuộc tính này trong CSS qua bài viết dưới đây.

Thuộc tính z-index trong CSS

1. Xếp chồng các phần tử bằng z-index

Thông thường các trang HTML được coi là hai chiều (2D), vì văn bản, hình ảnh và các yếu tố khác được sắp xếp trên trang mà không bị chồng lên nhau.

Tuy nhiên, ngoài vị trí theo chiều ngang (x) và dọc (y) của chúng, các phần tử cũng có thể được xếp chồng lên nhau dọc theo trục z.

Tức là, phần tử này nằm trên phần tử kia bằng cách sử dụng thuộc tính z-index trong CSS.

Thuộc tính z-index này chỉ định thứ tự xếp chồng của phần tử có giá trị position xác định là absolute, fixed hay relative.

Vị trí trục z của mỗi layer được biểu thị dưới dạng số nguyên đại diện cho thứ tự xếp chồng để trình duyệt kết xuất các layer đúng như mong muốn.

Phần tử có chỉ số z-index lớn hơn thì chồng lên phần tử có chỉ số z-index thấp hơn.

Với thuộc tính z-index, bạn có thể tạo ra bố cục trang web phức tạp hơn, có chiều sâu hơn.

2. Cú pháp

Cú pháp của z-index như sau:
selector{
    z-index: value
}

Trong đó value là một trong giá trị của sau:

Giá trị Ví dụ Giải thích
auto z-index: auto Tự động sắp xếp chồng lên nhau theo thứ tự mặc định của HTML
một con số z-index: 999 Sắp xếp chồng lên nhau theo giá trị truyền vào. Như trong ví dụ là 999
inherit z-index:inherit Thừa hưởng thuộc tính z-index của thành phần cha.

3. Ví dụ

Sau đây là ví dụ cho thấy cách tạo các layer trong CSS với thuộc tính z-index.

HTML:

<div id="layer1" style="z-index: 2"></div>
<div id="layer2" style="z-index: 1">
    <div id="layer3" style="z-index: 3"></div>
</div>

Với CSS như thế này:

div {
    border: 2px solid #000;
    width: 300px;
    height: 50px;
    margin: 10px;
    position: relative;
    background-color: #FFF;
}

#layer3 {
    background-color: orange;
    width: 300px;
    height: 60px;
    top: -50px;
}

Kết quả nhận được là như thế này:

Trên đây là bài viết của eLib.VN về thuộc tính z-index trong CSS. z-index là một tính chất hay gây nhức đầu đối với developer mới làm quen CSS. Tuy nhiên nếu nắm bắt tốt về stacking order , stacking context, position và những thuộc tính có thể khiến stacking context “mở nhánh” như opacity, thì sẽ phần nào sẽ tiện code nhanh hơn trong tương lai. 

Ngày:11/11/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM