Giải bài tập SBT Lịch Sử 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Nội dung giải SBT môn Lịch sử lớp 8 trang 34-37 được eLib biên soạn và tổng hợp bên dưới đây sẽ giúp các em học sinh học vừa ôn tập kiến thức vừng củng cố kĩ năng làm bài. Thông qua hệ thống 5 bài tập có hướng dẫn giải chi tiết để các em có thể đối chiếu với bài làm của mình từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SBT Lịch Sử 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

1. Giải bài 1 trang 34 SBT Lịch sử 8

Khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1: Lí do quan trọng nhất khiến Đông Nam Á trở thành đối tượng của thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược là:

A. có vị trí chiến lược quan trọng và giàu tài nguyên thiên nhiên.

B. đáp ứng nhu cầu về thị trường của các nước đế quốc.

C. chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

Câu 2: Hầu hết các nước trong khu vực đã bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, ngoại trừ

A. In-đô-nê-xi-a             

B. Xiêm

C. Mã-lai                        

D. Phi-lip-pin

Câu 3: In-đô-nê-xi-a bị biến thành thuộc địa của

A. Hà Lan và Bồ Đào Nha

B. Tây Ba Nha

C. Anh

D. Pháp

Câu 4: Phong trào yêu nước ở In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có đặc điểm nổi bật là

A. xuất hiện phong trào cải cách Duy tân đất nước theo gương Nhật Bản.

B. giành độc lập bằng khởi nghĩa vũ trang đi liền với những cải cách duy tân đất nước.

C. nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản ra đời, tổ chức công đoàn của công nhân được thành lập.

D. tất cả các phong trào đều đặt dưới sự lãnh đạo của các trí thức phong kiến.

Câu 5: Kết quả của cuộc cách mạng 1896 - 1898 ở Phi-lip-pin là

A. Chính quyền thực dân phải nhượng bộ, nới rộng các quyền tự chủ cho người dân bản xứ.

B. Bị chính quyền thực dân đàn áp dã man, cách mạng thất bại.

C. Giành được độc lâp hoàn toàn cho đất nước.

D. Đưa đến sự thành lập của nước Cộng hoà Phi-lip-pin.

Câu 6: Nước đế quốc mượn cớ giúp đỡ nhân dân Phi-lip-pin chống ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha nhưng sau đó đã thôn tính nước này là

A. Pháp              

B. Nhật Bản

C. Mĩ                  

D. Anh

Câu 7: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Cam-pu-chia và nhân dân Lào chống ách thống trị thực dân có điểm chung là

A. đều đặt dưới sự lãnh đạo của những người trong hoàng tộc

B. các nhà sư có vai trò rất lớn trong các cuộc khởi nghĩa

C. đều kéo dài nhiều năm liền, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại

D. có sự liên minh, liên kết với các nhóm nghĩa quân ở Việt Nam và địa bàn hoạt động của nghĩa quân mở rộng sang cả nước ta.

Câu 8: Các phong trào đấu tranh chống ách thống trị thực dân của nhân dân các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có điểm chung là

A. Các phong trào diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng cuối cùng đều thất bại.

B. Giai cấp tư sản dân tộc xuất hiện và có vai trò nhất định trong phong trào dân tộc.

C. Giai cấp công nhân hình thành và thành lập tổ chức Công đoàn, đóng vai trò tích cực trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác vào Đông Nam Á.

D. Tất cả cả ý trên.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và kết hợp với nội dung chính mục 1, 2 được trình bày ở trang 63, 64 SGK Lịch sử 8 về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân cũng như phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á để phân tích và đưa ra câu trả lời phù hợp.

Ví dụ: Lí do quan trọng nhất khiến Đông Nam Á trở thành đối tượng của thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược là có vị trí chiến lược quan trọng và giàu tài nguyên thiên nhiên.

Hướng dẫn giải

1.A             2.B             3.A             4.C

5.D             6.C             7.D            8.A

2. Giải bài 2 trang 35 SBT Lịch sử 8

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau.

1. ☐ Mĩ là nước đi đầu trong cuộc xâm lược thuộc địa ở Đông Nam Á.

2. ☐ Trong cuộc đấu tranh chống xâm lược ở Đông Nam Á, Đảng Cộng sản đã thành lập sớm nhất ở Việt Nam.

3. ☐ Cuối thế kỉ XIX, nước duy nhất ở Đông Nam Á làm cuộc cách mạng thành công, lật đổ ách thống trị của thực dân châu Âu và In-đô-nê-xi-a.

4. ☐ Nước vừa thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha lại trở thành thuộc địa của Mĩ và Phi-líp-pin

5. ☐ Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam có mối liên kết đặc biệt với cuộc chiến đấu của nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia.

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức được trình bày ở mục 2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á trang 63 SGK Lịch sử 9 để phân tích từng nhận định và đưa ra câu trả lời.

Ví dụ: Mĩ là nước đi đầu trong cuộc xâm lược thuộc địa ở Đông Nam Á → Sai

Hướng dẫn giải

Đúng: 4, 5

Sai: 1, 2, 3

3. Giải bài 3 trang 36 SBT Lịch sử 8

Xác định những sự kiện sau đây xảy ra ở nước nào?

1. Từ năm 1863 đến năm 1866, một cuộc khởi nghĩa bùng nổ dưới sự lãnh đạo của A-cha-Xoa.

2. Cuộc cách mạng năm 1898 bùng nổ, dẫn tới sự thành lập nước Cộng Hoà.

3. Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản ra đời.

4. Sau cuộc kháng chiến chống Tây Ba Nha, nhân dân nước này lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ.

5. Năm 1866- 1867, diễn ra cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô.

6. Phong trào Cần Vương (1885-1896)

7. Từ năm 1950, Tổ chức Công Đoàn được thành lập, bước đầu chuyển bá chủ nghĩa Mác vào trong nước.

8. Phong trào nông dân Yên Thế

9. Từ năm 1901 đến năm 1907, một cuộc khởi nghĩa nổ ra trên cao nguyên Bô-lô-ven.

10. Năm 1901, một cuộc khơi nghĩa vũ trang nổ ra dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc.

11. Tháng 5- 1920, Đảng cộng sản được thành lập.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á được trình bày ở trang 63 SGK Lịch sử 8 để phân tích và trả lời.

Ví dụ: Cuộc cách mạng năm 1898 bùng nổ, dẫn tới sự thành lập nước Cộng Hoà Phi-lip-pin

Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản ra đời ở Việt Nam

Hướng dẫn giải

- In-đô-nê-xi-a: 7, 11.

- Phi-lip-pin: 2, 4, 

- Lào: 9, 10

- Cam-phu-chia: 1, 5

- Việt Nam: 3, 6, 8

4. Giải bài 4 trang 37 SBT Lịch sử 8

Hãy trình bày nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và nêu nhận xét.

Phương pháp giải

Từ nội dung về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á được trình bày ở mục 2 trang 63 SGK Lịch sử 8 để phân tích những nét chính của phong trào từ đó nêu lên nhận xét.

- Nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

+ Ở In-đô-nê-xi-a

+ Ở Phi-líp-pin

+ Ở Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào

+ Ở Miến Điện

Hướng dẫn giải

Nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

- Ngay khi thực dân phương Tây tiến hành xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ tổ quốc.

- Những cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp ở tất cả các nước như:

+ Ở In-đô-nê-xi-a: Phát triển với nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

+ Ở Phi-líp-pin: Cuộc cách mạng 1896 - 1898 bùng nổ, dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Phi-lip-pin, nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.

+ Ở Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào: phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp đều diễn ra sôi nổi, nhưng đều thất bại.

+ Ở Miến Điện: nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Anh (1885) diễn ra rất anh dũng nhưng cuối cùng cũng thất bại.

* Nhận xét:

- Phong trào diễn ra liên tục, lôi cuốn nhiều tầng lớp nhân dân tham gia.

- Xuất hiện những nhân tố mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: giai cấp tư sản, giai cấp công nhân…

- Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều có chung một kết quả là thất bại.

- Tuy nhiên, những phong trào đấu tranh thời kì này đều có những ý nghĩa nhất định, trở thành tiền đề cho sự phát triển của các phong trào đấu tranh trong những giai đoạn sau.

- Nguyên nhân thất bại là do:

+ Lực lượng của các nước thực dân phương Tây còn mạnh.

+ Chính quyền phong kiến ở các nước đầu hàng, làm tay sai.

+ Các cuộc đấu tranh của nhân dân còn diễn ra lẻ tẻ, chưa có tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ.

5. Giải bài 5 trang 37 SBT Lịch sử 8

Vì sao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á giai đoạn này đều thất bại?

Phương pháp giải

Dựa vào hiểu biết của bản thân kết hợp với nội dung về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á trang 63 SGK Lịch sử 8 để trả lời.

Các nguyên nhân chính:

- Thiếu tổ chức, hoạt động phân tán

- Chưa có đường lối.

Hướng dẫn giải

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á giai đoạn này đều thất bại do:

- Thiếu tổ chức, hoạt động phân tán, chưa kết hợp thành phong trào chung trong các nước…

- Chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.

- Lực lượng của các nước thực dân phương Tây còn mạnh.

- Chính quyền phong kiến ở các nước đầu hàng, làm tay sai.

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM