Giải bài tập SBT Lịch Sử 8 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

Nội dung giải bài tập trang 88-90 SBT môn Lịch sử 8 về cuộc kháng chiến lan rộng ra toàn quốc được biên soạn và tổng hợp bên dưới đây. Thông qua nội dung 6 bài tập với phương pháp và hướng dẫn giải cụ thể, chi tiết sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và nâng cao khả năng làm bài hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SBT Lịch Sử 8 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

1. Giải bài 1 trang 88 SBT Lịch sử 8

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1: Đánh chiếm Bắc Kì, thực dân Pháp lấy cớ là 

A. Để giải quyết vụ Đuy-puy.

B. Giải quyết vụ các giáo sĩ bị tấn công ở Hà Nội.

C. Mượn đường để tấn công Trung Quốc.

D. Giúp đỡ triều đình Huế chống lại quân Thanh ở Bắc Kì 

Câu 2: Tại thành Hà Nội, chỉ huy quân đội triều đình chống Pháp là 

A. Phan Thanh Giản

B. Nguyên Tri Phương 

C. Hoàng Văn Viêm

D. Lưu Vĩnh Phúc

Câu 3: Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy Quân Pháp bị tiêu diệt là 

A. Đuy-puy.

B. Ri-vi-e

C. Gác-ni-ê

D. Hác-măng.

Câu 4: Kí kết Hiệp ước Giáp Tuất với thức dân Pháp, triều đình Huế đã chính thức thừa nhận

A. Sự chiếm đóng của quân Pháp ở Hà Nội

B. 6 tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp

C. Bắc kì hoàn toàn thuộc Pháp

D. Bắc Kì là vùng đất bảo hộ của Pháp

Câu 5: Sau khi đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất, thực dân Pháp quyết tâm đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai vì 

A. Muốn trả thù cho những binh lính đã tiêu diệt trong trận chiến trước

B. Muốn giành lại ưu thế để gây sức ép buộc triều đình Huế đầu hàng 

C. Rất cần nguồn tại nguyên, khoáng sản ở Bắc Kì 

D. Bắc Kì có nguy cơ bị quân Thanh chiếm đóng. 

Câu 6: Tại trận Cầu Giấy lần thứ hai, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt

A. Đuy-puy.

B. Ri-vi-e.

C. Hác-măng.

D. Pa-tơ-nốt.

Câu 7: Trước tình hình Thuận An bị đánh chiếm, triều đình Huế đã 

A. Lập tức điều quân đội để giành lại.

B. Kêu gọi nhân dân cùng cả nước đứng lên chống lại quân Pháp.

C. Hoảng hốt xin đình chiến.

D. Cầu cứu nhà Thanh.

Câu 8: Sự kiện đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế trước thực dân Pháp là 

A. thành phố Hà Nội thất thủ lần hai 

B. quân Pháp tấn công Thuận An

C. kí hiệp ước Hác- măng

D. kí hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Phương pháp giải

Dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung chính được trình bày ở bài 25 về cuộc kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) để phân tích từng câu và đưa ra lựa chọn phù hợp.

Ví dụ: Đánh chiếm Bắc Kì, thực dân Pháp lấy cớ là giải quyết vụ Đuy-puy.

Hướng dẫn giải

1.A            2.B             3.C            4.B

5.C            6.B             7.C            8.D

2. Giải bài 2 trang 89 SBT Lịch sử 8

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau.

1. ☐ Khi quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất, quân đội triều đình ở đây đã chống trả quyết liệt, buộc địch phải rút lui.

2. ☐ Ở đồng bằng Bắc Kì, quân Pháp hầu như chiếm được hết các tỉnh mà không tốn một viên đạn.

3. ☐ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đã làm củng cố thêm quyết tâm xâm lược nước ta của thực dân Pháp. Vì vậy, triều đình Huế đã kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất (1874) để xoa dịu tinh thần quân Pháp.

4. ☐ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai của quân dân ta đã làm cho quân Pháp rất hoang mang, dao động, buộc chúng phải rút chạy khỏi Bắc Kì về Thuận An - ngõ cửa kinh thành Huế. 

5. ☐ Hiệp ước Pa-tơ-nốt - mốc đánh dấu Việt Nam từ một 

Phương pháp giải

Từ các nội dung chính được trình bày ở bài 25 về cuộc kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) để phân tích từng câu và đưa ra lựa chọn đúng, sai.

Ví dụ: Khi quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất, quân đội triều đình ở đây đã chống trả quyết liệt, buộc địch phải rút lui → Đúng

Hướng dẫn giải

Đúng: 1, 5

Sai: 2, 3, 4

3. Giải bài 3 trang 89 SBT Lịch sử 8

Hãy nối mốc thời gian với nội dung sự kiện cho phù hợp:

Thời gian

1, Ngày 20-11-1873

2, Ngày 21-12-1873

3, Ngày 15-5-1874

4, Ngày 3-4-1882

5, Ngày 19-5-1883

6, Ngày 18-8-1883

7, Ngày 25-6-1883

8, Ngày 6-6-1884

9, Ngày 5-7-1888

Nội dung sự kiện

A, Chiến Thắng Cầu Giấy lần thứ nhất

B, Quân Pháp tấn công Thuận An

C, Quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần thứ nhất

D, Quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần thứu hai

E, Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất

G, Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai

H, Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt

I, Triều đình Huế ký với Pháp hiệp ước Hác-măng

Phương pháp giải

Từ các kiến thức được trình bày ở mục I về Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất (1873) trang 119 SGK Lịch sử 8 để phân tích, lựa chọn mốc thời gian và sự kiện sao cho phù hợp.

Ví dụ: Ngày 20-11-1873: Quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần thứ nhất

Ngày 21-12-1873: Chiến Thắng Cầu Giấy lần thứ nhất

Hướng dẫn giải

1.C           2.A             3.E            4.D

5.G          6.B              7.I             8.H

4. Giải bài 4 trang 90 SBT Lịch sử 8

Việc triều đình Huế chủ trương thương lượng với Pháp sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai đã dẫn đến hậu quả gì?

Phương pháp giải

Xem lại mục II.1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) được trình bày ở trang 121 SGK Lịch sử 8 để phân tích những hậu quả mà triều đình Huế đã gây ra.

- Nước ta đã mất quyền độc lập tự chủ

- Phong trào chống Pháp diễn sôi nổi

- Kí hiệp ước Pa-tơ-nốt (6 - 6 - 1884) 

Hướng dẫn giải

Sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai, triều đình Huế đã chủ trương thương lượng với Pháp, kí bản Hiệp ước Hác-măng (25 - 8 - 1883) - thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì.

Hậu quả:

- Đây là hiệp ước đầu hàng, bán nước nhục nhã của triều đình, nước ta đã mất quyền độc lập tự chủ. 

- Triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc. 

- Từ đây, phong trào chống Pháp của nhân dân diễn ra ngày càng sôi nổi, liên tục.

- Để xoa dịu nhân dân và mua chuộc quan lại triều đình Nguyễn, Pháp đã đề nghị triều đình kí thêm hiệp ước Pa-tơ-nốt (6 - 6 - 1884) đặt cơ sở cho quyền bảo hộ lâu dài của Pháp ở Việt Nam.

5. Giải bài 5 trang 90 SBT Lịch sử 8

Em hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng (1883)

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884) trang 123 SGK Lịch sử 8 để phân tích và trả lời.

- Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp

- Quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp.

- Kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi.

Hướng dẫn giải

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng (1883):

- Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.

+ Nam Kì là thuộc địa, Bắc Kì là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí.

+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.

+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.

- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.

- Về kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.

6. Giải bài 6 trang 90 SBT Lịch sử 8

Nội dung Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) có điểm gì khác so với Hiệp ước Hác-măng (1883), qua đó thể hiện âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp như thế nào?

Phương pháp giải

Từ nội dung kiến thức về Hiệp ước Pa-tơ-nốt được trình bày ở trang 123 SGK Lịch sử 8 để trình bày nội dung hiệp ước.

- Giống nhau

+  Đánh dấu sự đầu hàng của giai cấp phong kiến Việt Nam

+ Đểu được kí ở Huế

- Khác nhau: Hiệp ước Hác-măng là tiền thân của Hiệp ước Pa-tơ-nốt

Hướng dẫn giải

So sánh Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) với Hiệp ước Hác-măng (1883):

* Giống nhau:

- Cả hai Hiệp ước được ký kết dưới áp lực quân sự của thực dân Pháp đánh dấu sự đầu hàng của giai cấp phong kiến Việt Nam trước chủ nghĩa tư bản Pháp.

- Cả hai đều do triều đình Huế ký với thực dân Pháp, tại Huế.

- Trên lý thuyết cả hai đều không đặt toàn bộ lãnh thổ Việt Nam dưới ách đô hộ của người Pháp. Chia Việt Nam làm 3 kì. Nam Kì là thuộc địa của Pháp, Bắc Kì vẫn là lãnh thổ của triều đình Nguyễn nhưng đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, Trung Kì vẫn hoàn toàn thuộc chủ quyền nhà Nguyễn. Nhưng người Pháp đã nhanh chóng lấn chiếm thêm chủ quyền Việt Nam trước sự bất lực của triều Nguyễn.

* Khác nhau:

- Hiệp ước Hác-măng: là tiền thân của Hiệp ước Pa-tơ-nốt, gồm 27 điều khoản. Nó quá nặng nề nên đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ các vua quan trong triều và nhân dân cả nước.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt: gồm 19 điều khoản, ra đời có tác dụng xoa dịu sự phản đối của dư luận và vua quan nhà Nguyễn từ Hiệp ước Hác-măng.

→ Âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp là muốn biến Việt Nam trở thành thuộc địa lâu dài của Pháp. Để Pháp có thể tiến hành bóc lột thuộc địa, khai thác nguồn tài nguyên, thiên nhiên phong phú của Việt Nam. Và biến Việt Nam trở thành căn cứ quân sự của Pháp tại Đông Nam Á.

Ngày:23/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM