Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 7 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được các phương pháp lập luận trong văn nghị luận. Từ đó, các em có thể nhận diện và phân tích các phương pháp này. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Lập luận trong đời sống

1.1. Soạn câu 1 trang 32 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Em hãy xác định luận cứ và kết luận trong những câu văn đã cho:

1.2. Soạn câu 2 trang 33 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Điền vào chỗ trống để hoàn thành luận cứ:

a. Em rất yêu trường em...

-> Em rất yêu trường em vì có nhiều bạn bè và thầy cô tốt.

b. Nói dối rất có hại...

-> Nói dối rất có hại bởi vì mọi người sẽ không tin mình nữa.

c. ... nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

-> Mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d. ... trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

-> Nhỏ tuổi còn nhiều khờ dại nên trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e. ... em rất thích đi tham quan.

-> Em đã đến nhiều vùng đất nước nên em rất thích đi tham quan.

1.3. Soạn câu 3 trang 33 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Viết tiếp kết luận vào những câu văn sau:

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm...

-> Ngồi mãi ở nhà chán lắm, em rất thích được đi tham quan.

b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá...

-> Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, phải tập trung học thôi.

c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe...

-> Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, phải học ăn học nói lại mới được.

d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó...

-> Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó mình phải gương mẫu.

e. Cậu này ham bóng đá thật...

-> Cậu này ham bóng đá thật, chắc sẽ là cầu thủ giỏi.

2. Lập luận trong văn nghị luận

2.1. Soạn câu 1 trang 33 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

So sánh câu kết luận ở mục 1 và 2 ở lập luận trong đời sổng với lập luận trong văn nghị luận. Chẳng hạn:

- Ta thấy luận điểm ở văn nghị luận là những kết luận khái quát, có ý nghĩa phổ biến với xã hội. Còn kết luận trong đời sống chỉ là của "em” và chưa có nghĩa khái quát cao “học được nhiều điều”.

- Qua sách em học được nhiều điều: "Sách là người bạn lớn của con người".

2.2. Soạn câu 2 trang 34 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Lập luận cho luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người:

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề vai trò to lớn của sách với cuộc sống con người.

b. Thân bài:

- Sách đưa ta du lịch qua biển lớn tri thức loài người:

+ Về thế giới con người.

+ Về lịch sử, thực tại, tương lai.

- Sách văn học mở đường đưa ta vào thế giới tâm hồn:

+ Ta được thư giãn.

+ Được bước chân vào xứ sở của cái đẹp.

+ Học lời hay ý đẹp để giao tiếp, ứng xử.

- Dẫn chứng.

c. Kết bài:

- Phải yêu sách.

- Hãy rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày.

2.3. Soạn câu 3 trang 34 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

a. Rút ra kết luận làm thành luận điểm:

- Đối với truyện "Thầy bói xem voi" thì chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân kĩ năng đánh giá sự vật, hiện tượng.

- Đối với truyện "Ếch ngồi đáy giếng": Không được chủ quan, kiêu ngạo.

b. Xây dựng lập luận chính:

- Thầy bói xem voi: Khi chúng ta cần tìm hiểu một sự vật, hiện tượng nào đó cần phải có cái nhìn bao quát, không được nhìn một cách phiến diện (quan hệ điều kiện - kết quả).

- Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình (quan hệ suy luận bác bỏ - khẳng định).

- Chẳng hạn, với đề "Không được chủ quan, kiêu ngạo", có thể lập luận theo quan hệ tổng phân hợp như sau:

+ Mở bài: Cần phải biết học hỏi hơn, tìm tòi những hiểu biết xung quanh.

+ Thân bài:

  • Thói huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo vẫn thường thấy trong thực tế.
  • Tác hại của thói huênh hoang chủ quan, kiêu ngạo.
  • Phải cố gắng khiêm tốn, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của mình.

+ Kết bài: hiểu biết của con người hạn hẹp, cần phải không ngừng mở rộng hiểu biết và khiêm tốn học hỏi.

Ngày:21/12/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM