Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh Ngữ văn 7 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn lập luận chứng minh. Đồng thời, bài soạn này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 51 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Nhận xét chung về đề bài đã cho: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn":

- Đề bài yêu cầu chúng ta phải biết nhớ ơn những người đi trước vì họ đã tạo ra thành quả như ngày hôm nay, đó là bài học nhớ ơn.

- Hai câu tục ngữ đều dùng hình tượng gợi liên tưởng quả và cây, nước và nguồn có quan hệ nhân quả nhắc nhở vấn đề nghị luận đã nêu trên.

- Lập luận chứng minh ở đây:

+ Đầu tiên chúng ta cần giải nghĩa câu tục ngữ một cách dễ hiểu nhất.

+ Đưa ra các luận điểm phụ chứng minh bằng lí lẽ dẫn chứng.

+ Rút ra bài học.

2. Soạn câu 2 trang 51 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Lập dàn ý cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn":

a. Mở bài:

- Nhân dân ta luôn sống theo truyền thống vô cùng nhân nghĩa từ xưa đến nay, có ân tất báo, không sống vong ân phụ nghĩa.

- Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

b. Thân bài:

- Giải thích hai câu tục ngữ đã cho một cách dễ hiểu nhất. Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

- Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động, lời ăn tiếng nói hằng ngày:

+ Xưa: Chúng ta có thể liệt kê những lễ hội nhớ ơn, những phong trào đền ơn đáp nghĩa,...

+ Nay: Những lễ hội nhớ ơn vẫn diễn ra. Bên cạnh đó có một số bộ phận người đáng trách vì sống vong ân phụ nghĩa.

c. Kết bài:

- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí, thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất.

- Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của Việt Nam.

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM