Soạn văn lớp 7 đầy đủ

Soạn văn lớp 7 là một trong những tài liệu bổ ích, hỗ trợ cho học sinh đầy đủ và chi tiết nhất, do eLib biên soạn và tổng hợp. Tài liệu soạn văn lớp 7, sẽ giúp các em nắm rõ được hững ý chính của bài, đồng thời giúp các em tự tin hơn trong việc lĩnh hội tri thức.

1. Giới thiệu bài soạn Ngữ văn 7 đầy đủ

Chương trình Ngữ văn 7 với hệ thống kiến thức sâu rộng hơn so với các chương trình ở lớp 6,  Nội dung kiến thức gồm 3 phân môn đọc hiểu văn bản, tiếng việt và làm văn. Cả ba phần này có sự tích hợp với nhau về cả chiều ngang và cả chiều dọc, đòi hỏi phải có thời gian. Vì thế khi học Ngữ văn 7 các kiến thức có sự liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hình thức. Trước mắt điều các em cần lưu ý nhất trong phương pháp học tập vẫn là kết hợp việc học tập, rèn luyện các tri thức, kĩ năng ở cả ba phần Văn, Tiếng Việt, Làm văn với nhau cho thật tốt. Nhằm giúp các em học tập hiệu quả hơn, eLib giới thiệu đến các em hệ thống bài soạn trong chương trình SGK môn Ngữ văn 7. Soạn văn lớp 7 không chỉ là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh tham khảo mà còn là tài liệu được các thầy cô giáo ứng dụng phổ biến cho nhu cầu giảng dạy của mình. Với việc soạn bài một cách chi tiết,  có hướng dẫn cụ thể kiến thức giúp định hướng và phát triển năng lực cho các em làm bài, soạn bài hiệu quả qua từng tiết học trước khi đến lớp. Tài liệu soạn văn lớp 7 tập 1, tập 2 đều được cập nhật đầy đủ hỗ trợ học tập, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, soạn bài, trau dồi kiến thức của các em để đạt những kết quả cao nhất.  Sau đây, hãy cùng eLib tham khảo từng bài soạn chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile..

2. Những khó khăn gặp phải khi soạn văn lớp 7

Việc soạn bài văn từ các lớp 6, đã là nền tảng ban đầu giúp các em có thể thích nghi được với việc soạn văn lớp 7 dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đặc thù tính chất kiến thức đòi hỏi tư duy phân tích, tổng hợp cao hơn, khiến các em còn gặp khá nhiều khó khăn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem các khó khăn khi soạn văn lớp 7 là gì để có định hướng nâng cao bổ sung thêm thời gian học nhé. 

- Chương trình ngữ văn 7 có dung lượng bài học đã tăng lên rất nhiều, đây là thách thức dành cho các em, tuy nhiên cũng là niềm vui khi các em sẽ có cơ hội được tiếp với nhiều thêm những kiến thức mới, thúc đẩy tư duy của mình nhiều hơn. Do đó muốn học tốt các em cần có phương pháp đúng đắn, việc soạn văn lớp 7 tốt cũng là một trong những bước đệm để em có thể nắm bắt được kiến thức tốt hơn. Làm sao để có thể soạn bài tốt, các em sẽ gặp phải những khó khăn như thế nào?

-. Chương trình Ngữ văn lớp 7 có một số điểm mới so với chương trình Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn lớp 7 trước đây. Về phần Tập làm văn, các em chủ yếu sẽ học hai kiểu văn bản biểu cảm và nghị luận. Về phần văn học, các em sẽ được tiếp xúc nhiều với thơ trữ tình, trong đó có không ít tác phẩm văn chương nghị luận không phải là dễ, viết văn biểu cảm và n ghị luận cũng có mặt khó hơn văn tự sự và miêu tả - hai kiểu văn bản các em đã được học ở môn Tiếng Việt Tiểu học và Ngữ văn 6. Tuy nhiên, sự bố trí phù hợp giữa thể loại văn học và kiểu văn bản như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và rèn luyện ở cả hai phần văn và tập làm văn. Về phần Tiếng Việt, các em sẽ học một số kiến thức và rèn luyện một số  kĩ năng về cấu tạo từ (từ ghép, từ láy), về từ vựng (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm…), về từ loại (đại từ, quan hệ từ), về cú pháp (trạng ngữ, rút gọn câu,…), về tu từ (điệp ngữ, chơi chữ) và về chuẩn mực sử dụng từ. Các em cần thường xuyên liên hệ với những kiến thức Tiếng Việt đã học bậc Tiểu học, đặc biệt vận dụng những kiến thức Tiếng Việt vào việc đọc hiểu và viết các bài tập làm văn

- Soạn văn lớp 7 mặc dù có thể đem lại nhiều khó khăn cho các em tuy nhiên nếu các em xác định được rõ ràng các mảng kiến thức mà mình sẽ học. Đọc kĩ, phân tích kĩ trước khi đến lớp. Ghi chú lại những phần kiến thức mình còn thiếu, tham khảo trước trong sách tham khảo rồi viết lại theo ý mình. Để khi lên lớp nghe giảng, chỗ nào còn khúc mắc em hãy hỏi thầy cô của mình ngay, khi đó kiến thức của em sẽ được củng cố thêm, tư duy sâu sắc hơn và kiến thức sẽ thực sự là của các em.

3. Kinh nghiệm soạn văn 7 đúng, hay, hiệu quả

3.1. Đọc kỹ các phần trong sách giáo khoa của bài học

Trong sách giáo khoa là có những thông tin vô cùng quan trọng và bắt buộc mà tất cả các em học sinh phải học tập theo. Các em muốn soạn văn lớp 7 tốt thì việc cơ bản đầu tiên phải làm là đọc toàn bài cần soạn để hiểu hơn về những nội dung cơ bản trong tác phẩm, các vấn đề quan trọng trong bài và những kiến thức trong làm văn. Chúng ta bắt đầu tiến hành đọc tác phẩm rồi đến nội dung tác phẩm. Phải đọc để nắm được nội dung tác phẩm này đang đề cập đến vấn đề gì? Thể hiện vấn đề gì? Thể hiện vấn đề đó ra sao? Có chỗ nào độc đáo trong tác phẩm?

Có nhiều em vẫn mang quan điểm rằng đọc văn bản là điều không thực sự cần thiết vì chỉ cần sách học tốt, sách tham khảo, đọc sơ qua là có thể hiểu hết vấn đề. Nhưng đây là một sai lầm rất lớn. Đọc kỹ phần tác phẩm là cách soạn văn lớp 7 cơ bản nhất. Nếu các em không đọc phần tác phẩm sẽ không nắm được rõ các ý mà tác giả muốn nói đến thông qua tác phẩm, các ý chính của bài. Do đó nếu không đọc văn bản khi soạn sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn bộ quá trình học môn văn của mình. Phần chú thích trong sách giáo khoa là phần giải thích cho các từ khóa, từ Hán Việt có trong văn bản. Khi các em đọc phần chú thích sẽ hiểu kỹ hơn về phần văn bản và biết thêm một số từ Hán Việt giúp vốn từ của bạn trở lên phong phú hơn, đa dạng hơn. Câu hỏi đặt ra tại sao cần như vậy? Vì phần chú thích chính là phần giải thích các từ khóa trong văn bản đó, các em khi đọc kỹ phần chú thích sẽ hiểu thêm về văn bản, có thêm vốn từ phong phú như từ Hán Việt.  Đọc kỹ phần ghi nhớ cũng là cách soạn văn lớp 6 hiệu quả. Vì trong phần ghi nhớ sẽ nêu những ý chính, những điều cần nhớ trong bài cũng như những điều mà tác phẩm muốn nói lên là gì. Từ đó bạn sẽ học bài, làm bài dễ hiểu, dễ làm hơn.

3.2. Nghiên cứu trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa

- Trả lời các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu văn bản: Phần hệ thống các câu hỏi có trong phần đọc- hiểu văn bản chính là nền tảng quan trọng giúp các em hiểu hơn phần nội dung chính của văn bản. Vì vậy, việc trả lời lần lượt tất cả các câu hỏi trong phần này cũng chính là cách soạn văn lớp 7 tốt. Việc trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa là cách tốt nhất giúp các em khám phá, tìm tòi, xác định và tiếp cận hơn về những phần kiến thức cơ bản tác phẩm muốn nói đến. Không chỉ vậy, khi bạn đã trả lời hết các câu hỏi trước khi đến lớp kết hợp với việc nghe bài giảng của cô giáo sẽ giúp các em nhớ lâu hơn về phần kiến thức đó. Đồng thời giúp các em tạo nên sự hứng thú tìm tòi để hiểu rõ hơn về vấn đề được đặt ra.

- Trả lời các câu hỏi trong phần Tiếng Việt: Đối với phần này, bạn chỉ cần phân tích thật kỹ những ví dụ cụ thể có trong sách giáo khoa và từ đó rút ra những nhận xét, kết luận và lấy một vài ví dụ tương tự có trong đời sống hàng ngày để hiểu rõ hơn về vấn đề đó.

- Trả lời các câu hỏi trong phần Tập làm văn: Cũng giống như 2 phần trên, cách soạn văn lớp 7 hiệu quả cho phần này là bạn cần phân tích thật kỹ văn bản mẫu từ lý thuyết đến những ví dụ thực tế, và liên hệ đến bản thân, rút ra được những bài học trong cuộc sống. Khi bạn phân tích kỹ thì sẽ tự mình rút ra được bài học và những nội dung chính mà chúng ta cần học theo.

3.3. Tóm tắt ý chính sau khi đọc bài trong việc soạn văn lớp 7

Việc tóm tắt ý chính cho việc soạn bài em có thể áp dụng chung một dàn bài cho các bài soạn văn lớp 7 khác nhau trong chương trình học. Tuy nhiên cũng cần linh hoạt cho các bài học có hàm lượng kiến thức lớn hơn các bài học khác. Trước khi tóm tắt ý chính, em nên chia bài đọc ra thành các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mỗi tác phẩm trong sách Ngữ văn 7 thường sẽ chia thành ba phần như vậy, cách chia mỗi em có thể khác nhau, tuy nhiên mở bài thường nhằm mục đích giới thiệu, thân bài là diễn biến câu chuyện, tình huống và kết bài giải quyết các tình huống, kết luận các thông điệp giá trị. Khi em đọc bài kĩ trước thì em sẽ nhận ra các cách chia đoạn khác nhau tùy từng bài nhé.

- Đối với các tác phẩm văn học, bài đọc dài em có thể soạn bài theo 6 gợi ý sau:
+ Mở bài của tác phẩm tác giả nhắc đến nhân vật nào, sự việc hiện tượng nào, có tên gọi cụ thể không. Có miêu tả hoặc hình dung hình ảnh nào của nhân vật không. Cảm xúc của nhân vật hoặc điểm nhấn nào trong đoạn mở đầu này.
+ Đặc điểm đặc biệt trong đoạn thân bài là tình tiết nào, tình tiết đó có ý nghĩa như thế nào? Các hiện tượng nhân vật trong bài tác động, ảnh hưởng đến nhau như thế nào?
+ Các thủ pháp nghệ thuật đặc biệt nào được tác giả sử dụng trong bài?
+ Các từ mới lạ, các từ hay, các từ Hán Việt đặc biệt là từ nào? Ý nghĩa của những từ đó là gì? (Nếu em không biết có thể để lại để hỏi thầy cô trên lớp)
+ Câu nói, câu văn trong bài mà em tâm đắc nhất là gì?
+ Cảm nghĩ của em về đoạn cuối, hoặc toàn bài là gì?

3.4. Thu thập tài liệu tham khảo

Bên cạnh việc tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa, các em cũng có thể tìm các sách, báo,  tài liệu tham khảo khác để nâng cao thêm kiến thức của mình. Sách tham khảo có thể cho các em nhiều ý tưởng hay ho, nhưng khiến các em bị phụ thuộc mỗi khi hết ý. Các em có thể viết văn theo suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình rồi sau đó mới đọc sách tham khảo để bổ sung thêm ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó. Dùng sách tham khảo không phải là xấu, quan trọng là các em nên chọn lọc khi sử dụng thay vì bị phụ thuộc vào nó. Đây cũng chính là cách giúp các em soạn văn đúng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó các em thường xuyên luyện tập và trau dồi vốn từ của mình.

3.5. Hãy soạn văn với tâm trạng thực sự thoải mái

Việc soạn văn là hành trình khám phá từ từ theo nội dung từng câu hỏi, đừng vì tư tưởng bị bắt buộc mà tự ép bản thân phải hoàn thành, không soạn văn theo kiểu đối phó. Đừng ngại viết ra những điều mới, ý kiến trả lời riêng của bản thân thay vì lo lắng không đúng theo sách. Đôi khi sáng tạo ngoài lề đó lại khiến bài viết của các em thêm nổi bật và khả năng ngôn từ vững chắc hơn. Soạn bài với tâm trạng thật sự thoải mái các em sẽ thấy việc soạn văn không hề khó khăn chút nào, hơn hết các em cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp, nhân văn mà những giá trị văn chương mang lại.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM