Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội Ngữ văn 7 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt của những câu tục ngữ về con người và xã hội. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 2 trang 12 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Phân tích những câu tục ngữ đã cho bằng ba yếu tố sau:

(1) Một mặt người bằng mười mặt của

- Nghĩa của câu tục ngữ: Giá trị, tính mạng của con người luôn luôn quý hơn tiền bạc.

- Giá trị câu tục ngữ: Đề cao giá trị con người.

- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Răn dạy con người biết quý trọng bản thân, biết tạo lập giá trị tự thân.

(2) Cái răng, cái tóc là gốc con người 

- Nghĩa của câu tục ngữ: Răng, tóc là phần thể hiện tính nết của con người.

- Giá trị câu tục ngữ: Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.

- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Rèn dũa con người từ những điều nhỏ nhất về hình thức.

(3) Đói cho sạch, rách cho thơm: 

- Nghĩa của câu tục ngữ: Khó khăn về vật chất vẫn phải sống trong sạch, thiện lương.

- Giá trị câu tục ngữ: Trong hoàn cảnh khó khăn, cần giữ nhân cách tốt đẹp.

- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Răn con người nên không được tham lam, làm liều ngay cả khi thiếu thốn, khó khăn.

(4) Học ăn, học nói, học gói, học mở:

- Nghĩa của câu tục ngữ: Cần phải học cách ăn, nói… đúng chuẩn mực.

- Giá trị câu tục ngữ: Cần phải học các hành vi ứng xử văn hóa.

- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Học cách ăn nói, giao tiếp lịch sự, hòa ái với mọi người.

(5) Không thầy đố mày làm nên:

- Nghĩa của câu tục ngữ: Cần phải có thầy cô hướng dẫn, dạy bảo.

- Giá trị câu tục ngữ: Coi trọng vị thế, vai trò của người thầy trong giáo dục.

- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Khuyên con người biết lễ nghĩa, tôn kính thầy cô.

(6) Học thầy không tày học bạn:

- Nghĩa của câu tục ngữ: Đề cao việc học từ những người gần gũi thân thuộc như bạn bè.

- Giá trị câu tục ngữ: Không chỉ học ở thầy cô mà cần học ở bạn bè, những người xung quanh.

- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Sự học không chỉ bó hẹp ở người thầy.

(7) Thương người như thể thương thân:

- Nghĩa của câu tục ngữ: Con người cần phải biết yêu thương người khác như yêu bản thân mình.

- Giá trị câu tục ngữ: Đề cao cách ứng xử hòa ái.

- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Giáo dục con người biết yêu thương, vị tha.

(8) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Nghĩa của câu tục ngữ: Phải biết nhớ ơn người cho trái ngọt, quả lành.

- Giá trị câu tục ngữ: Phải biết ơn người mang lại thành quả cho mình hưởng thụ.

- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Nghĩa cử đền ơn đáp nghĩa.

(9) Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Nghĩa của câu tục ngữ: Nhiều cá thể gộp lại sẽ tổng hợp được sức mạnh làm việc lớn.

- Giá trị câu tục ngữ: Khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết.

- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Giáo dục về lối sống tập thể, tránh những tiêu cực cá nhân.

2. Soạn câu 3 trang 13 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

So sánh hai câu tục ngữ sau: Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn:

a. Giống nhau: Đều đề cao việc học tập, học hỏi, chỉ có học tập, biết tìm thầy mới có thể thành tài, đóng góp được cho xã hội.

b. Khác nhau:

- Ý nghĩa:

+ “Không thầy đố mày làm nên”: Khẳng định vai trò, công ơn của thầy - người dạy ta từ tri thức, cách sống, đạo đức...

+ “Học thầy không tày học hạn": Câu tục ngữu này đã nói lên được vai trò của tình bạn và nhấn mạnh việc học bạn sẽ mang lại kết quả tốt. Nó không hạ thấp việc học thầy, không coi học bạn quan trọng hơn học thầy mà muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hỏi.

- Chúng ta có thể nhận thấy rất rõ ràng rằng nghĩa của hai câu tục ngữ trên hoàn toàn khác nhau, không liên quan đến nhau, câu nhấn mạnh vai trò của thầy, một câu lại nới về tầm quan trọng của việc học bạn. Để cạnh nhau tưởng như hai câu mâu thuẫn, đối lập nhưng thực ra chú bổ sung nghĩa cho nhau.

- Một số câu tục ngữ tương tự:

+ Máu chảy ruột mềm.

+ Bán anh em xa mua láng giềng gần.

+ Có mình thì giữ.

+ Sẩy đàn tan nghé.

3. Soạn câu 4 trang 13 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Diễn đạt bằng cách so sánh:

+ "Học thầy không tày học bạn": quan hệ so sánh được thể hiện qua từ “không tày”.

+ "Một mặt người bằng mười mặt của": Tác giả dân gian đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật so sánh kết hợp với thủ pháp đối lập đơn vị chỉ số lượng (một >< mười khẳng định sự quý giá của người so với của).

- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:

+ "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ": "ngựa" ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ đầy ý nghĩa, "ngựa" trong câu tục ngữ này được hiểu là ẩn dụ cho con người, cá thể trong một tập thể, cần được tương hỗ, yêu thương.

+ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": từ cây - quả nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ sinh thành.

- Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

+ "Cái răng, cái tóc là góc con người": chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng hình ảnh răng và tóc chính là những bộ phận trên cơ thể con người và răng, tóc được hiểu là những yếu tố hình thức nói chung - hình thức nói lên lối sống, phẩm cách.

+ "Đói cho sạch, rách cho thơm": không những đói rách không mà còn chỉ thiếu thốn, khó khăn nói chung. Sạch, thơm chỉ việc giữ gìn nhân cách, tư cách.

4. Soạn câu luyện tập trang 13 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ:

- Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

- Có cứng mới đứng đầu gió.

- Chết trong còn hơn sống đục.

- Một miếng khi đói còn một gói khi no.

- Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.

Ngày:21/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM