Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Ngữ văn 7 đầy đủ

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây, nhằm giúp các em biết cách lập dàn ý cho bài văn biểu cảm. Đồng thời, tài liệu này còn cung cấp cho các em kĩ năng viết một bài văn biểu cảm sâu sắc, sinh động. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 87 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Phân tích những đề văn biểu cảm đã cho bên dưới:

a. Đề văn biểu cảm thường chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện. Nội dung thể hiện trong từ đề bài đã cho như sau:

- Cảm nghĩ về dòng sông quê hương.

- Đối tượng là dòng sông quê hương.

- Tình cảm là tình yêu dòng sông qua những kỉ niệm về dòng sông đó.

b. Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu:

- Đối tượng là đêm trăng trung thu.

- Cảm nghĩ, tình cảm yêu thích đêm trăng trung thu đó.

c. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ:

- Đối tượng: nụ cười của mẹ.

- Tình cảm cảm nghĩ: đó là nụ cười ấm áp hiền hậu tràn đầy yêu thương.

d. Vui buồn tuổi thơ:

- Đối tượng là những kỉ niệm tuổi thơ.

- Suy nghĩ cảm xúc vui buồn về kỉ niệm đó.

e. Loài cây em yêu:

- Đối tượng là loài cây em thích.

- Tình cảm cảm nghĩ về loài cây ấy.

2. Soạn câu 2 trang 88 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Các bước làm bài văn biểu cảm cho đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ cụ thể như sau:

a. Giới thiệu:

- Đối tượng: nụ cười của mẹ. 

- Cần hình dung được: khi mẹ cười xinh đẹp ra sao, đó là nụ cười hiền hậu hay lạnh lùng,...

b. Lập dàn bài:

- Mở bài: Nụ cười của mẹ dịu dàng, tươi tắn, in mãi tròng lòng em.

- Thân bài:

+ Giới thiệu khái quát về mẹ: tên, tuổi và nghề nghiệp.

+ Miêu tả đôi nét về mẹ: dáng người, khuôn mặt… Và nêu ra đặc điểm em ấn tượng nhất: nụ cười.

+ Mẹ thường mỉm cười: khi em được điểm tốt, khi em giúp đỡ công việc nhà…

+ Tác dụng của nụ cười: nguồn động lực để em cố gắng, giúp em vui vẻ  và thoải mái hơn,...

+ Khi thiếu vắng nụ cười của mẹ: buồn bã, thiếu đi cảm giác vui vẻ, nhớ nụ cười của mẹ tha thiết,...

- Kết bài: Mong mẹ luôn được vui vẻ và hạnh phúc mỗi ngày.

c. Viết bài: Dự kiến cách viết đối với từng phần:

- Mở bài: Sử dụng một câu ca dao hoặc câu thơ viết về mẹ để dẫn dắt đến hình ảnh người mẹ và nụ cười của mẹ.

- Thân bài: Trình bày theo những nội dung ở phần tìm ý. Nhưng qua việc miêu tả hình ảnh nụ cười và kể lại những kỉ niệm về nụ cười của mẹ.

- Kết bài: Bộc lộ tình cảm chân thành dành cho mẹ (có thể sử dụng một bài thơ viết về mẹ để kết lại).

d. Sau khi viết xong cần đọc lại và sửa chữa bài viết: các lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp để bài viết hoàn hảo nhất.

3. Soạn câu luyện tập trang 89 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Phân tích bài văn biểu cảm đã cho qua đối tượng, dàn ý, phương thức biểu cảm:

a. Thể hiện tình cảm, nỗi nhớ mong của nhân vật khi đã rất nhiều năm xa quê hương đến tận hôm nay mới được trở về quê nhà với những cảm xúc trào dâng trong lòng.

- Nhan đề bài văn: Quê hương trong tôi.

- Đề văn: Nơi để trở về chính là quê hương.

b. Dàn ý của bài: Dàn ý bài này theo bố cục ba phần:

- Mở bài: Tình yêu quê hương sâu đậm và da diết.

- Thân bài:

+ Lòng nhớ tha thiết khung cảnh quê hương, yêu tha thiết những con người nơi đây.

+ Tự hào mãi về truyền thống bất khuất chống ngoại xâm, quê hương của những anh hùng.

- Kết bài: Quê hương sau bao năm xa cách, nay trở về có sự thay đổi nhưng quê hương ngày càng đẹp hơn. Bộc lộ tình cảm tha thiết với quê hương.

c. Phương thức biểu cảm của bài văn: Tình cảm yêu quê hương tha thiết được bộc lộ một cách trực tiếp, thể hiện niềm tự hào về quê hương của mình.

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM