Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư Ngữ văn 7 đầy đủ

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em cảm thụ được vẻ đẹp thiên nhiên mà Lí Bạch miêu tả qua bìa thơ "Xa ngắm thác núi Lư". Từ đó, các em sẽ bước đầu nhận biết mối quan hệ gắn bó giữa tình và cảnh trong thơ cổ. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 111 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Nhận xét và xác định vị trí đứng ngắm thác của nhà thơ:

- Cách đứng ngắm thác của nhà thơ không phải theo hướng tự nhiên mà thể hiện dụng ý sâu sắc của tác giả.

- Nhà thơ đứng ngắm thác từ phía xa và ở một vị trí thấp hơn nhiều so với chiều cao của thác.

- Lợi thế:

+ Hình ảnh thác rất cao và rất xa. Thác núi Lư từ trên cao ba ngàn thước đổ xuống nên phải có điểm nhìn xa như thế mới thấy toàn cảnh.

+ Tác giả cảm nhận thác nước như một dòng sông chảy ngược lại hoàn toàn. Nét đặc biệt ở đây là dùng chiều dài để tả chiều cao và tĩnh hóa cái động.

2. Soạn câu 2 trang 111 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Nhận xét hình ảnh được miêu tả:

- Hình ảnh nhà thơ miêu tả vô cùng đặc sắc và rõ nét. Mang những nét ý nghĩa riêng.

- Nhà thơ Lí Bạch đã miêu tả thác nước vào lúc có mặt trời chiếu rọi:

+ Thác nước lung linh và huyền ảo vô cùng, chúng ta thấy có bọt tung, nước tỏa ra sương khói, mặt trời chiếu xuống tạo ra những tia khói huyền ảo.

+ Thác nước trở nên đẹp hơn nhờ ánh nắng mặt trời, giống như lư hương khổng lồ tỏa lên bầu trời.

3. Soạn câu 3 trang 111 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Những vẻ đẹp của thác nước:

- Tác giả đã miêu tả theo từng câu thơ một nhằm khắc họa rõ nét nhất cái thần của cảnh vật thiên nhiên.

- Cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong câu thơ thứ hai cũng vô cùng độc đáo. Từ “quải” (treo) được sử dụng biến cái động thành cái tĩnh (Nhìn xa thấy dòng thác như treo trên dòng sông phía trước). Ở đây bản dịch thơ đã làm mất đi cái tĩnh của từ “quải”.

- Đến với câu thơ tiếp theo tác giả đã hướng đến miêu tả sức mạnh của thác nước, tác giả miêu tả thác nước với tốc độ mạnh, độ cao ngút và dốc thẳng, khung cảnh trở nên hùng vĩ, mãnh liệt.

- Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật trong câu thơ cuối, đó là lối nói phóng đại nhưng vẫn tạo nên một hình ảnh chân thực, dòng nước cao, mạnh, sự so sánh lột tả hết sức mạnh nên thơ, như thực mà lạ thường.

4. Soạn câu 4 trang 112 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Nhận xét tâm hồn và tính cách của nhà thơ:

- Nhà thơ có một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết.

- Nhà thơ đã sử dụng từ ngữ cho bài thơ được miêu tả một cách đầy đủ và rõ nhất về thác nước, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, chúng ta có thể thấy ở tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lí Bạch: một tình cảm bao la, cảm xúc sâu lắng phát xuất từ tình yêu thiên nhiên say đắm mãnh liệt của nhà thơ. Dưới ngòi bút của thi tiên, hình ảnh thác núi Lư đẹp đẽ kì vĩ và tráng lệ sinh động lạ thường. Hình ảnh thác núi Lưu như “dải Ngân Hà tuột khỏi mây” làm cho người đọc liên tưởng đến các hình ảnh “sông Hoàng chảy vỡ núi Côn Lôn" (bài Công Vô Độ hà), “sông Hoàng sợi tơ từ trời xuống” (bài Tây Nhạc Vân Đài ca tống Đan Khâu)... đủ thấy tâm hồn Lí Bạch lãng mạn và bay bổng đến dường nào, biểu lộ ước vọng khao khát mạnh mẽ về lẽ sống của ông.

5. Soạn câu 5 trang 112 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Nhận xét cách hiểu của câu thơ thứ hai:

- Có thể nhận thấy cả hai cách hiểu đều tượng tự nhau nhưng để bài thơ thêm sinh động hơn thì nên chọn cách hiểu thứ hai.

- Về cách hiểu câu thứ hai:

+ Cách hiểu chúng ta dễ nhận thấy nhất chính là ở bản dịch nghĩa "Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước".

+ Tuy nhiên, ở phần chú thích nghĩa đó được rõ nét hơn "Đứng trông dòng thác giống như một dòng sông treo trước mặt".

Ngày:23/10/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM