Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7 đầy đủ

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em thấy được tác dụng nghệ thuật đối trong thơ Đường và tầm quan trọng của câu cuối trong một bài thơ tuyệt cú. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 127 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Nhận xét bài thơ qua tiêu đề trong sự đối sánh với bài thơ khác:

- Cả hai bài thơ đều viết về nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả.

- Tiêu đề bài thơ cho thấy tác giả viết bài thơ một cách “ngẫu nhiên”, tình cảm quê hương bộc lộ ngay khi vừa trở về quê. Khác với hoàn cảnh xa quê trong "Tĩnh dạ tứ" của Lí Bạch. Tên bài thơ gợi ra hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:

+ Rời quê đi lên kinh thành thi đỗ rồi làm quan suốt 50 năm mới trở về thăm quê. Tình huống bất ngờ xảy ra: ông bị đám trẻ nhỏ gọi là khách khiến ông xót xa cũng là duyên cớ để nhà thơ chắp bút.

+ Ngẫu thư là ngẫu nhiên viết (không chỉ định viết) chứ không phải tình cảm ngẫu nhiên bộc lộ phát sinh.

- Ẩn đằng sau đó là tình yêu quê hương sâu nặng như sợi đàn căng thẳng chỉ cần chạm nhẹ là ngân lên ngân mãi.

2. Soạn câu 2 trang 127 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Tác dụng của việc dùng phép đối:

- Bài thơ đã thể hiện thành công nỗi nhớ quê hương cùng sự ngậm ngùi khi trở về quê hương của tác giả qua các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc.

- Trong bài có sử dụng hình thức tiểu đối:

+ Thiếu tiểu li gia >< Lão đại hồi.

+ Hương âm vô cải >< Mấn mao tồi.

-> Đối giữa các vế trong một câu, mỗi vế nhỏ có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh, hài hòa.

- Thông qua hình thức tiểu đối này nhà thơ tổng quát được sự thật ngậm ngùi, suốt cuộc đời tha hương, ra đi từ khi còn trẻ trở về thì đã già. Tuy vậy giọng quê vẫn không thay đổi, vẫn nguyên vẹn.

- Hương âm vô cải: Giọng quê không đổi nói tới tấm lòng không thay đổi, nói tới phần tinh tế sâu thẳm trong con người không thay đổi.

-> Hồn quê, tình yêu quê hương tồn tại vĩnh cửu trong tâm trí nhà thơ.

3. Soạn câu 3 trang 127 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Giải thích: phương thức biểu đạt chính của bài là biểu cảm nhưng là biểu cảm gián tiếp qua tự sự và miêu tả.

- Câu một là kể khái quát ngắn gọn quãng đời xa quê, làm quan nổi bật sự thay đổi vóc dáng, tuổi tác, hé lộ những tình cảm quê hương của nhà thơ. Đó là cảm xúc buồn buồn, bồi hồi trước sự chảy trôi của thời gian.

- Câu hai là câu miêu tả: về sự thay đổi của mái tóc nhưng giọng quê, tình cảm sâu nặng với quê vẫn vậy.

4. Soạn câu 4 trang 127 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Nhận xét giọng điệu bài thơ:

- Tác giả đã thể hiện nỗi đau xót, buồn thương, ngậm ngùi qua giọng điệu có phần thay đổi.

- Sự khác nhau về giọng điệu:

+ Hai câu trên giọng điệu ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về.

+ Hai câu dưới: Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài.

- Chỉ có nhi đồng xuất hiện tại tác giả xa quê đã lâu, không còn ai thân thiết ra tiếp đón.

- Tiếng cười, câu hỏi thơ ngây của bọn trẻ khiến nhà thơ cảm giác bơ vơ, lạc lõng, ngậm ngùi khi trở về quê, làm khách trên quê hương mình.

- Giọng điệu của hai câu đầu tuy nói về sự thay đổi của thời gian và của con người tuy có vẻ khách quan nhưng có gì đó phảng phất buồn.

- Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm khi có sự xuất hiện của những đứa trẻ nhỏ. Đứa trẻ đó ngơ ngác không biết là ai, chúng coi ông như là một người khách lạ. Xa quê hương của mình và giờ trở về không ai nhận ra mình, tác giả đã sử dụng giọng điệu có chút hóm hỉnh nhưng chứa đựng nỗi buồn trong lòng.

5. Soạn câu luyện tập trang 128 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Nhận xét hai bản dịch như sau:

- Nhìn chung cả hai bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San đều chuyển tải được nội dung chính của bài thơ.

- Khác nhau:

+ Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ:

  • Không xuất hiện “tiếu vấn” - Hình ảnh trẻ con cười (hỏi).
  • Không dịch được sát ý thơ “tương kiến, bất tương thức”.
  • Bản dịch mượt mà, mềm mại hơn.

+ Bản dịch thơ của Trần Trọng San:

  • Dịch sát nguyên tác hơn.
  • Bản dịch không được mềm mại, trau truốt.
Ngày:23/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM