Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu được các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Từ đó, các em có thể nhận diện và phân tích các yếu tố tự sự, miêu tả trong một văn bản cụ thể. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 137 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá":

- Đoạn 1: Tự sự (2 dòng đầu); Miêu tả (3 dòng sau) có vai trò tạo bối cảnh chung.

- Đoạn 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm, uất ức vì già yếu.

- Đoạn 3: Tự sự, miêu tả và 2 câu cuối biểu cảm, cam phận.

- Đoạn 4: Biểu cảm tình cảm cao thượng vị tha, vươn lên sáng ngời.

-> Ý nghĩa với bài thơ: Khắc họa đậm nét tình cảnh khốn cùng của nhà thơ, bộc lộ ước vọng cao cả với dân chúng.

2. Soạn câu 2 trang 137 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

a. Tác giả miêu tả bàn chân bố:

+ Kể câu chuyện bàn chân bố ngâm nước muối: bố kêu đau.

+ Bố đi sớm về khuya: bộc lộ tình thương của người con đối với bố.

+ Miêu tả bàn chân bố, kể chuyện về bố làm tiền đề cho việc bộc lộ cảm xúc thương yêu bố ở cuối bài.

b. Việc miêu tả, tự sự trong dòng hồi tưởng khiến cho hình ảnh về đôi bàn chân bố không chỉ là hình ảnh, sự việc đơn thuần mà điều đó đã thể hiện được tình cảm yêu thương vô bờ của con.

-> Hồi tưởng với tình cảm ấy, những hình ảnh, sự việc trở nên giàu sức gợi, có sức truyền cảm mạnh mẽ.

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 137 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Vào khoảng thời gian là tháng tám trong năm, có bão và những cơn gió rất mạnh đã cuốn đi ba nẹp tranh trên mái nhà của Đỗ Phủ. Gió thổi chúng sang tận bên kia bờ sông. Bọn trẻ xóm Nam ấy ngang ngược đã tranh nhau cướp ba nẹp tranh ngay trước mắt ông lão - nhà thơ tuổi cao sức yếu này. Ông mệt lả đành chịu mất của quay về chống gậy than thở.

Tác giả đã nghèo lại già yếu, chính vì vậy nhà thơ đã thể hiện nỗi đau khổ, lực bất tòng tong trong bài thơ của mình. Nhà thơ đã thể hiện nỗi đau buồn, bất lực, ấm ức của mình trước hoàn cảnh suy đồi của xã hội loạn lạc, cùng cực lúc bấy giờ. Khi mà con người vì tư lợi của bản thân mà làm những điều sai trái, đến cả những đứa trẻ cũng không nằm ngoài vòng xoáy ấy. Chi tiết "từ trải cơn loạn lạc ít ngủ nghê" cho thấy tấm lòng cao cả, một lòng lo nghĩ cho thiên hạ của nhà thơ. Ông quên đi cái đau, cái rét của mình mà nghĩ cho cái khổ, cái đói của người khác.

Tác giả đã tái hiện hoàn cảnh nghèo khổ của chính mình khiến người đọc xót xa, chúng ta tưởng tượng ra hình ảnh đáng thương của một ông cụ tay chống gậy, bất lực nhìn bọn trẻ cướp giật, bỏ chạy. Hình ảnh này gợi lên những ngang trái, bất công đầy rẫy trong xã hội đương thời. Đồng thời, ta cũng thêm thấu hiểu tấm lòng của tác giả đối với những kẻ làm điều xấu bởi ông hiểu sự nghèo khổ, bần cùng là nạn nhân của xã hội thối nát.

4. Soạn câu 2 luyện tập trang 137 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Kẹo mầm là món quà quý giá của tuổi thơ. Mỗi buổi sáng sớm, mẹ tôi thường ngồi gỡ tóc bằng chiếc lược gỗ, sau đó tóc rối được dắt lên mái hiên nhà, theo đó chị tôi cũng bắt chước mẹ. Thỉnh thoảng có bà cụ đi qua rao lớn “ai tóc rối đổi kẹo không". Mỗi lần bà đi qua ngõ, tôi lại lấy tóc rối mang đi đổi kẹo. Kẹo được làm từ mầm mạ non và mạch nha, nhưng rất ngọt. Mỗi lần nghe tiếng rao “đổi kẹo”, tôi âm thầm nhớ mẹ.

Nhớ khi còn bé xíu, mỗi lần nghe tiếng rao của bà bán kẹp mầm thì tôi lại mon men chuẩn bị mua kẹo, bọn trẻ con chúng tôi dỏng tai lên nghe và vội vàng về nhà bắc cái ghế đẩu trèo lên, đưa tay vào những khe tàu lá cọ, moi ra những búi tóc rối mang đi đổi kẹo. Sau đó, bọn trẻ con ngồi vây quanh bà hàng kẹo mầm, xừa xem vừa hồi hộp chờ đến lượt mình. Bà lấy nồi kẹo mầm ra và một nắm que tăm để lên mẹt. Đôi tay bà nhanh thoăn thoắt, tay trái cầm que tăm còn tay phải  bà véo kẹo, kéo dài sợi kẹo từ trong nồi ra. Những sợi kẹo xù trên đầu que tăm như một khối bòng bong. Trong xù to như một bông hoa mẫu đơn, tưởng có thể ăn suốt cả ngày không hết. Nhưng chỉ cần đưa vào mồm ngậm lại là những sợi kẹo dính vào với nhau, chỉ còn to bằng quả táo nhỏ. Đặt cái kẹo tròn vo, rất phồng lên lưỡi, lần nào tôi cũng cảm nhận được mùi thơm mát và ngọt lịm của kẹo mầm.

Tôi vẫn còn nhớ rất rõ thao tác của bà bán kẹo mầm một cách chi tiết. Bà hàng kẹo làm rất nhanh, chỉ một lúc sau, hơn một chục đứa chúng tôi đứa nào cũng có trên tay một que kẹo. Những sợi kẹo xù trên đầu que tăm như một bối bòng bong. Trông thì to xù như một bông hoa mẫu đơn, tưởng có thể ăn suốt ngày cũng không hết được. Nhưng chỉ cần cho vào mồm ngậm lại, xoay một cái là những sợi kẹo teo lại dính vào nhau, chỉ to bằng cái quả xoan hay cái hạt táo. Đó là những kỷ niệm của một thời thơ ấu, của lớp người bây giờ đã bạc đầu cả rồi.

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM