Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Ngữ văn 7 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây sẽ giúp các em hiểu văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm mục đích biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm

1.1. Soạn câu 1 trang 72 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Hai câu ca dao đầu tiên thể hiện nỗi thương cảm với những thân phận người nhỏ bé, kêu vô vọng nhưng không ai thấu, không ai thương xót.

- Bốn câu ca dao tiếp theo: Niềm vui phơi phới của người con gái trước cánh đồng và tuổi xuân thì của mình. Cũng như sự lo lắng về thân phận của mình trước muôn nẻo đường đời.

→ Con người khi có nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc sẽ làm văn biểu cảm.

- Thư gửi bạn bè sẽ bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi vì thư thể hiện nhu cầu tình cảm của con người.

1.2. Soạn câu 2 trang 72 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

a. Đặc điểm chung của văn biểu cảm:

- Đoạn văn số (1) trực tiếp biểu hiện nỗi nhớ thông qua nhắc lại một số kỉ niệm.

→ Cách biểu cảm thường thấy trong từ ngữ, thu từ, nhật kí.

- Đoạn văn (2) thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương, đất nước.

⇒ Cả hai đoạn văn đều chưa có nội dung hoàn chỉnh nhưng thể hiện được tình cảm và tâm trạng của người viết.

b. Hai đoạn văn cho thấy: tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm là tình cảm đậm chất tư tưởng nhân văn: Khi con người nảy nở tình cảm chân thành, nhân văn thì sự biểu cảm trở nên đặc sắc, cuốn hút.

c. Phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên có những đặc điểm:

- Đoạn (1) thuộc dạng biểu cảm trực tiếp (nói về kỉ niệm thương nhớ đối với bạn).

- Đoạn (2) thuộc dạng biểu cảm gián tiếp (tác giả thông qua miêu tả tiếng hát của cô gái).

⇒ Như vậy, cách biểu cảm có thể thực hiện hai cách: bộc bạch trực tiếp tình cảm, hoặc biểu cảm thông qua những kỉ niệm, hình ảnh gợi liên tưởng.

2. Luyện tập

2.1. Soạn câu 1 trang 73 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Hai đoạn văn a và b đều là văn biểu cảm, nội dung biểu cảm thể hiện tình cảm sâu sắc:

- Đoạn văn a: chủ yếu tả chính xác về đặc điểm của loài hoa hải đường.

- Đoạn văn b sử dụng yếu tố tưởng tượng và biểu cảm để khơi gợi vẻ đẹp và cảm nhận tinh tế, lưu lại dấu ấn của tác giả.

→ Đoạn văn về hoa hải đường cho thấy tác giả sử dụng linh hoạt yếu tố tự sự, miêu tả để tạo nên bức tranh biểu cảm về hoa hải đường.

2.2. Soạn câu 2 trang 74 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Có thể khẳng định rằng cả hai bài thơ: "Sông núi nước Nam" và "Phò giá về kinh" đều là văn biểu cảm trực tiếp. Bởi những lí do sau:

- Cả hai tác phẩm đều nói về lòng tự tôn dân tộc, tình yêu nước sâu sắc, trực tiếp.

- "Sông núi nước Nam" thể hiện quyết tâm và ý chí bảo vệ chủ quyền trước mọi thế lực xâm lược.

- "Phò giá về kinh" thể hiện tình cảm trực tiếp của tác giả trước chiến thắng vang dội của nước Đại Việt cũng như khát vọng thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần. Qua đó bộc lộ hào khí đông A.

2.3. Soạn câu 3 trang 74 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Những bài văn biểu cảm xuất hiện trong chương trình Ngữ văn cấp 2 rất nhiều, ví dụ như:

- Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài).

- Lao xao (Duy Khán).

- Cây tre Việt Nam (Thép Mới).

- Cô Tô (Nguyễn Tuân).

- Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

- Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương),…

2.4. Soạn câu 4 trang 74 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Có rất nhiều đoạn văn xuôi biểu cảm, ví dụ như hai đoạn văn sau đây:

- “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sôn, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”. “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

   (Lòng yêu nước, Ê-ren-bua)

- "Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa. En ri cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con".

   (Những tấm lòng cao cả - Et- môn- đô A- mi-xi)

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM