Soạn bài Mạch lạc trong văn bản đầy đủ

Một văn bản cần phải có tính mạch lạc và các dang bài tập trong bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm văn bản phải nói hết một vấn đề xuyên suốt và nói về một đề tài nhất định. Bài soạn dưới đây được soạn một cách đầy đủ và chi tiết nhất mời các em cùng tham khảo.

Soạn bài Mạch lạc trong văn bản đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 31 SGK Ngữ văn đầy đủ

Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" kể về nhiều sự việc (mẹ bắt hai con phải chia đồ chơi; hai anh em Thành và Thuỷ rất thương nhau; chuyện về hai con búp bê; Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn; hai anh em phải chia tay; Thuỷ để cả hai con búp bê lại cho Thành) nhưng tại sao vẫn hợp lí, thống nhất? Sự việc nào là sự việc chính trong truyện này? Sự việc chính ấy gắn với những nhân vật chính nào?

Gợi ý trả lời:

  • Truyện có thể kể về nhiều sự việc. Tuy nhiên, để các sự việc trong truyện có sự kết nối mạch lạc với nhau và các sự việc đều cùng xoay quanh chủ đề chung nên văn bản vẫn thống nhất và hợp lý.

  • Các sự việc của truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" cùng thống nhất trong chủ đề gìn giữ tổ ấm gia đình, gìn giữ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

  • Sự việc chính trong truyện là cuộc chia tay của hai anh em Thành, Thuỷ; cuộc chia tay giữa những con búp bê cũng chính là hình ảnh biểu trưng cho sự việc chính này. Các sự việc khác đều tập trung phục vụ cho sự thể hiện sự việc đó.

  • Như vậy, sự việc chính của truyện cũng không thể tách rời các nhân vật chính. Không thể xem những sự việc không quan hệ mật thiết với nhân vật chính là sự việc chính và ngược lại.

  • Ngoài sự thống nhất chủ đề, đối với văn bản truyện thì sự việc chính, nhân vật chính là những điểm quan trọng tạo nên mạch lạc. Bên cạnh đó, hệ thống từ ngữ của văn bản cũng có vai trò to lớn trong việc thể hiện mạch lạc.

2. Soạn câu 2 trang 31 SGK Ngữ văn đầy đủ

Các điều kiện để một vân bản có tính mạch lọc?

Gợi ý trả lời:

a. Toàn bộ sự việc văn bản xoay quanh những sự việc chính: Hai anh em Thành và Thủy phải xa nhau nhưng hai anh em nhất định không để cho tình cảm phải chia lìa. Trong đó sự chia tay và những con búp bê là sự kiện chính còn anh em Thành và Thủy là 2 nhân vật chính.

b. Các từ ngữ biểu thị ý không muốn phân chia chính là vấn đề chủ yếu liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất. Đó được xem là mạch lạc của văn bản.

c. Các đoạn được nối với nhau theo mối liên hệ:

  • Hiện tại – quá khứ: mối liên hệ tâm lí.

  • Việc ở nhà - ở trường: mối liên hệ không gian.

  • Kể chuyện hôm qua – sáng nay: mối liên hệ thời gian.

  • Kể về tâm trạng của anh em với cảnh vật thiên nhiên: mối liên hệ tương phản.

  • Cảnh chia đồ chơi: mối liên hệ tương đồng.

→ Những mối liên hệ giữa các đoạn ấy có tự nhiên và và hợp lí.

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 31 SGK Ngữ văn đầy đủ

Hãy tìm hiểu tính mạch lạc của các văn bản?

Gợi ý trả lời:

a. Phân tích tính mạch lạc của văn bản: "Mẹ tôi" (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

- Truyện xoay quanh nội dung chủ đạo, đó là lời căn dặn của người cha đối với người con rằng: tình yêu thương và lòng kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng và cao quý hơn cả. Thất đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.

- Nội dung này đã được triển khai một cách hợp lí và mạch lạc

  • Người cha nhắc đến lỗi của đứa con

  • Tiếp đó, ông khéo léo nhắc về những kỉ niệm, nhắc về tình yêu thương sâu sắc mà người mẹ đã và đang dành cho con.

  • Qua đó, làm cho đứa con cảm nhận sâu sắc hơn lỗi lầm của mình, biết tự nhận ra phải trái.

  • Bài văn kết thúc bằng những lời nói rất kiên quyết của người cha khi căn dặn và nhắc nhở đứa con mình.

b. Văn bản “Lão nông và các con” (La Phông-ten)

- Bố cục

  • Mở bài. 2 câu đầu: Giá trị của lao động

  • Thân bài. 14 câu tiếp theo: Hành trình lao động

  • Kết bài . 4 câu còn lại: Kho vàng đây là sức lao động của con người

  • Ba phần của văn bản đều tập trung thể hiện chủ đề: “Lao động là vàng”.

→ Văn bản có tính mạch lạc.

c. Phân tích tính mạch lạc của văn bản: “Giữa ngày mùa” (Trích"Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả" - Tô Hoài)

- Phân tích tính mạch lạc của văn bản trên các phương diện như chủ đề, trình tự tiếp nối, hệ thống từ ngữ, mối liên hệ,...

  • Chủ đề: Cảnh sắc vàng của làng quê giữa ngày mùa.

  • Trình tự miêu tả: Theo sự quan sát của tác giả từ bao quát đến cụ thể, từ xa đến gần, từ cao xuống thấp. Bắt đầu là liên hệ về thời gian. Tiếp đến, liên hệ chủ yếu giữa các câu là liên hệ không gian

  • Cụ thể: Câu đầu giới thiệu bao khái quát sắc vàng, giữa thời gian “mùa đông” và trong không gian “làng quê”. 12 câu tiếp theo những biểu hiện phong phú của sắc vàng: màu trời vàng, lúa vàng, quả chín vàng, lá vàng, rơm vàng, mái nhà vàng, con gà con chó “cũng vàng mượt”, một “dòng chảy của sắc vàng” bao trùm lên cảnh vật. Hai câu cuối nhận xét và cảm xúc về sắc vàng đó.

  • Hệ thống các tính từ chỉ những sắc thái khác nhau của màu vàng cũng góp phần tạo nên mạch lạc của văn bản về sắc vàng của làng quê này.

→ Trình tự ba phần thống nhất, ý chủ đạo rõ ràng, mạch lạc.

4. Soạn câu 2 luyện tập trang 34 SGK Ngữ văn đầy đủ

Trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả đã không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của hai người lớn. Theo em như vậy có làm cho tác phẩm thiếu mạch lạc không?

Gợi ý trả lời:

  • Sự việc chính của câu chuyện là cuộc chia tay giữa hai anh em Thành, Thuỷ và hai con búp bê. Các sự việc khác đều phải tập trung vào sự việc này. Kể tỉ mỉ về nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của bố mẹ Thành, Thuỷ sẽ làm mất đi sự tập trung ấy và vì thế làm giảm đi sự thống nhất chủ đề, khiến văn bản thiếu mạch lạc. Hơn nữa, dựa vào chuyện của người lớn sẽ không phù hợp với lứa tuổi học sinh, dễ gây phản tác dụng.

Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM