Soạn bài Ôn tập văn bản biểu cảm Ngữ văn 7 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hệ thống hóa lại những kiến thức đã học về văn biểu cảm trong chương trình Ngữ văn 7 học kì 1. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Ôn tập văn bản biểu cảm Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 168 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

So sánh văn miêu tả và văn biểu cảm:

- Về nội dung:

+ Văn miêu tả: Miêu tả cụ thể, chi tiết về đối tượng nhằm giúp người đọc hình dung dễ dàng hơn.

+ Văn biểu cảm: Chỉ ra những đặc điểm của một sự vật nào đó, sau đó nêu ra những cảm xúc của bản thân.

- Về nghệ thuật:

+ Văn miêu tả: Thường sử dụng tính từ, ẩn dụ, so sánh.

+ Văn biểu cảm:

  • Biểu cảm trực tiếp: thường dùng lời than, lời giục giã, lời tự thổ lộ,…
  • Biểu cảm gián tiếp: ẩn dụ, miêu tả nhưng trọng tâm là biểu cảm.

- Về mục đích:

+ Văn miêu tả: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật) để người ta hình dung được về nó.

+ Văn biểu cảm: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.

- Về phương thức biểu đạt:

+ Văn miêu tả: chủ yếu dùng phương thức biểu đạt là miêu tả.

+ Văn biểu cảm: chủ yếu dùng phương thức biểu đạt là biểu cảm.

2. Soạn câu 2 trang 168 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Nêu điểm khác nhau của văn biểu cảm với văn tự sự:

- Về mục đích:

+ Văn tự sự: Kể lại một cách chi tiết về một sự việc, sự vật nào đó.

+ Văn biểu cảm: Bày tỏ những cảm xúc, tình cảm của người viết về một vấn đề nào đó.

- Về phương thức biểu đạt:

+ Văn tự sự: chủ yếu dùng phương thức biểu đạt là tự sự.

+ Văn biểu cảm: chủ yếu dùng phương thức biểu đạt là biểu cảm.

3. Soạn câu 3 trang 168 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Nhận xét vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm:

- Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ, tình cảm và sự đánh giá.

- Miêu tả và tự sự trong văn miêu tả đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về đối tượng được đề cập đến.

- Nếu không có tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc của người viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể, bài viết sẽ không tạo được ấn tượng.

- Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm có vai trò như cái cớ, cái nền cho cảm xúc. Do đó, nó thường không tả, không kể đầy đủ như khi nó là một kiểu văn bản độc lập.

- Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiếu yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

4. Soạn câu 4 trang 168 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Cho đề bài "Cảm nghĩ mùa xuân", tìm ý và sắp xếp các ý như sau:

a. Mở bài: Mùa xuân là mùa khởi đầu, mùa đẹp nhất trong năm, mùa của sum họp gia đình. Mùa xuân mang đến cho mọi người niềm vui và hạnh phúc. Xuân trẻ em được khoe áo mới, được lì xì...

b. Thân bài:

- Mùa xuân đến vạn vật đua nhau nảy nở, từ cành hoa đến những chú chim hót líu lo trên cành cây. Xuân đến như một liều thuốc trường sinh làm vạn vật trở nên tươi tốt. Những ngày héo úa, lạnh lẽo của mùa đông dần qua đi nhanh chóng mà thay vào đó là mốt màu xanh của cây cối, thiên nhiên.

- Không gian đất trời mang đầy hương thơm vfa vị ngọt của mùa xuân. Trời bắt đầu hửng ấm khi cận Tết. Không còn cái khô hanh và những cơn mưa xối xả ngày đêm nữa, mà mùa xuân đến một cách dịu dàng, thuỳ mị, ban cho nhân gian những tia nắng ấm áp, thật đáng yêu. Nàng tiên xuân còn mang đến cho ta những cơn mưa ngọt ngào, hay nói cách khác là mưa xuân.

- Hoạt động của con người nhộn nhịp và vui tươi hơn. Ở các bến xe, người ra kẻ vào tấp nập. Ai ai cũng hối hả, háo hức chờ mong về lại quê hương của mình.

- Truyền thống phong tục gia đình lại tiếp tục hiện về trong tôi. Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút.

c. Kết bài: Nêu cảm xúc của em về mùa xuân.

5. Soạn câu 5 trang 168 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Những biện pháp tu từ mà văn biểu cảm thường sử dụng là:

- Bài văn biểu cảm thường sử dụng hầu hết những biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ…

- Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em đồng ý với cách nói của họ bởi nó đều bộc lộ cảm xúc trữ tình của tác giả rất rõ. Vì vậy, nó mang tính trữ tình sâu sắc.

Ngày:27/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM