Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học Ngữ văn 10 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây đã được eLib biên soạn một cách chi tiết và đầy đủ nhất, nhằm giúp các em nắm được nội dung và hình thức của văn bản văn học. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 130 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Đề tài là phạm vi cuộc sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

- Một số ví dụ về đề tài

+ Đề tài của Truyện Kiều (Nguyễn Du) là cuộc đời và số phận bất hạnh của người phụ nữ trong bối cảnh xã hội phong kiến thối nát.

+ Đề tài của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là cuộc sống và số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

+ Đề tài của Sang thu của Hữu Thỉnh lấy đề tài về mùa thu, cụ thể là thời khắc giao mùa.

+ Đề tài của truyện Tấm Cám là xung đột giữa người tốt và người xấu, giữa thiện và ác.

2. Soạn câu 2 trang 130 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản, thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

- Ví dụ :

+ Chủ đề của tác phẩm Nam quốc sơn hà là niềm tự hào và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

+ Chủ đề của tác phẩm Chữ người tử tù : tài năng và dũng khí, thiên lương cao cả kết tinh thành vẻ đẹp của Huấn Cao, đồng thời khẳng định tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời, có khả năng cảm hóa cái xấu

+ Chủ đề của truyện ngắn Lão Hạc là nhân cách, lòng tự trọng của người nông dân trước cái đói, sự nghèo khổ.

+ Truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu cũng là một trong những văn bản chứa nhiều chủ đề mà chủ đề chính là vấn đề đạo đức của con người. Bên cạnh đó, nhà văn còn đặt ra nhiều vấn đề khác như: vấn đề người lính trong và sau chiến tranh; vấn đề bi kịch chiến tranh; vấn đề thế nào là một tác phẩm nghệ thuật đích thực?…

+ Chủ đề của Truyện Kiều (Nguyễn Du) là thực trạng xã hội vô nhân đạo và số phận con người sống trong xã hội ấy. Vấn đề tình yêu, nhân phẩm, công lí… cũng được Nguyễn Du đặt ra để lí giải

3. Soạn câu 3 trang 130 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Cảm hứng nghệ thuật và tư tưởng của văn bản có mối quan hệ mật thiết. Cách nêu lên nhận thức, lí giải chủ đề của tác giả bao giờ cũng chứa đựng trong đó những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc cá nhân. Đây là mối  quan hệ rất khó tách bạch. 

4. Soạn câu 4 trang 130 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Chức năng chủ yếu của văn học : nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ và giao tiếp.

- Văn bản văn học thực sự có giá trị khi có sự thống nhất giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ => đây là ý nghĩa quan trọng và cũng là tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 130 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

a. Điểm giống nhau của hai văn bản văn học trên là đều viết về cuộc sống bị bóc lột, áp bức dẫn đến tình cảnh cơ cực của người nông dân ở nông thôn trước Cách mạng tháng Tám

b. Điểm khác nhau:

– “Tắt đèn” miêu tả cuộc sống của người nống dân ở nông thôn thôn những ngày sưu thuế. Họ bị thúc sưu, bị dồn đến bước đường cùng phải bán con vẫn không xong, buộc phải vùng lên phản kháng.

– “Bước đường cùng” miêu tả cuộc sống hàng ngày diễn ra quanh năm suốt tháng của người nông dân. Họ bị áp bức, bóc lột, bị bọn địa chủ dùng thủ đoạn cho vay nặng lãi để cướp lúa, cướp đất nên lâm vào bước đường cùng, không lối thoát, phải đứng lên chống lại.

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 130 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

a. Bài thơ có sự đan cài giữa hai thứ quả được vun trồng, chăm sóc từ bàn tay mẹ. Đó là quả bí, quả bầu… trong vườn mẹ và những đứa con của mẹ. Chuyện bí, bầu chỉ là cái duyên cớ để men theo đó nhà thơ nói chuyện những đứa con. Tư tưởng của bài thơ cứ sáng dần qua từng khổ thơ.

b. Khổ thứ nhất là suy ngẫm mang tính khái quát về những mùa quả của mẹ. Khổ thứ hai dựng lên một sự tương phản thú vị và có ý nghĩa sâu sắc giữa “chúng tôi” và “hầu, bí”. Chúrig tôi thì “lớn lên” bầu bí thì “lớn xuống”. Một liên tưởng thú vị xâu chuỗi hai hình ảnh lại trong một ý nghĩa vô cùng sâu sắc: những quả bí, quả bầu giống hình thù những giọt mồ hôi của mẹ. Như vậy, dù “lớn lên” như chúng tôi, hay “lớn xuống” như bầu bí cũng từ bàn tay mẹ, mồ hôi và nước mắt của đời một người mẹ nghèo cơ cực, chắt chiu.

c. Hai khổ thơ trước là bước đệm để kết lại bằng một khổ thơ làm sáng bừng tư tưởng cả bài: 

Và chúng tôi một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái

Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Tư tưởng bài thơ Mẹ và quả : Công lao to lớn, vất vả của người mẹ trong việc nuôi dạy con cái nên người, cũng như việc mẹ trồng và chăm sóc những mùa quả. Đồng thời cả nỗi “hoảng sợ” của đứa con, ý thức trách nhiệm đền đáp công ơn nuôi nấng, chữ “mẹ” ở đây có thể hiểu rộng ra là Tổ quốc.

Ngày:30/12/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM